Đề thi giữa kì 2 Tiếng việt 4 KNTT: Đề tham khảo số 7

Trọn bộ đề thi giữa kì 2 Tiếng việt 4 KNTT: Đề tham khảo số 7 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

A. TIẾNG VIỆT (4,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

CÂU CHUYỆN VỀ MÙA ĐÔNG VÀ CHIẾC ÁO KHOÁC

Mùa đông đã tới, những cơn gió rét buốt rít ngoài cửa sổ. Ngoài đường, ai cũng bước vội vàng để tránh cái lạnh đang làm cứng đờ đôi bàn tay. Những khuôn mặt vui tươi, hớn hở biến đi đâu mất, thay vào đó là tái đi vì lạnh. Mùa rét năm nay, mẹ mua cho An một chiếc áo khoác mới, vì áo cũ của cậu đa phần đã bị rách do sự hiếu động của An. Khi nhận chiếc áo từ mẹ, An vùng vằng vì kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo không đúng ý thích của cậu. Về phòng, cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói gì.

Chiều tối hôm đó, bố rủ An ra phố. Mặc dù trời đang rất lạnh nhưng An háo hức đi ngay. Sau khi mua đồ xong, bố chở An ra khu chợ, nơi các gian hàng bắt đầu thu dọn. Bố chỉ cho An thấy những cậu bé không có nhà cửa, không có người thân, trên người chỉ có một tấm áo mỏng manh đang co ro, tím tái. Trong khi mọi người đều về nhà quây quần bên bữa tối ngon lành, bên ánh đèn ấm áp thì các cậu vẫn phải lang thang ở ngõ chợ, nhặt nhạnh những thứ người ta đã bỏ đi.

Bất giác, An cảm thấy hối hận vô cùng. An nhớ lại ánh mắt buồn của mẹ khi cậu ném chiếc áo khoác xuống đất. Bố chỉ nhẹ nhàng: “Con có hiểu không? Cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm. Hãy biết trân trọng thứ mà mình đang có.”

 (BTV BigSchool)

Câu 1 (0,5 điểm). Vì sao An không thích chiếc áo mới mà mẹ mua cho?

  • A. Vì chiếc áo quá rộng so với cơ thể của cậu.
  • B. Vì mẹ tự đi mua áo mà không hỏi cậu trước.
  • C. Vì cậu không thích kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo.

Câu 2 (0,5 điểm). An có thái độ và hành động như thế nào khi nhận chiếc áo mới?

  • A. Cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói.
  • B. Cậu không nhận chiếc áo cũng không nói gì với mẹ.
  • C. Cậu không chịu mặc chiếc áo mới mẹ mua cho.

Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao bố muốn An cùng đi ra phố?

  • A. Bố muốn An hiểu được giá trị của đồng tiền và việc lao động.
  • B. Bố muốn đưa An đi mua một chiếc áo khác đúng với sở thích của cậu.
  • C. Bố muốn An chứng kiến cảnh nhiều bạn nhỏ còn không có áo để mặc.

Câu 4 (0,5 điểm). Dấu gạch ngang trong câu văn dưới đây có tác dụng gì?

Bố nói với An:

 - Hãy biết trân trọng những thứ mà mình đang có, con nhé!

  • A. Đánh dấu phần chú thích.
  • B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
  • C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

Câu 5 (1,0 điểm). Tìm trạng ngữ của mỗi câu trong đoạn văn dưới đây:

           Đêm nay, Diệu nằm mãi mà không ngủ được vì háo hức chờ sớm mai đến lớp. Sau kì nghỉ hè, bạn bè gặp nhau sẽ có bao nhiêu chuyện vui để kể. Các bạn chắc chắn sẽ kể về những chuyến du lịch kì thú của mình: ra biển, lên núi, đến thăm những thành phố lớn,… Còn Diệu, Diệu sẽ kể với các bạn những gì nhỉ?

(Theo Vũ Thị Huyền Trang)

Câu 6 (1,0 điểm). Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau:

  • a. Chú gà trống tinh nghịch của em luôn làm ra vẻ mình là người khỏe nhất.
  • b. Giữa cánh đồng, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ.
  • c. Cây đa nghìn năm là cả một tòa cổ kính.
  • d. Mùa hè có rất nhiều loài hoa: hoa hồng, hoa phượng, hoa mười giờ,…

B.  TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm)

Câu 7. Viết đoạn văn (2,0 điểm)

Đề bài: Viết đoạn văn (3 – 4 câu) nêu lí do em thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.

Câu 8. Viết bài văn (4,0 điểm)

Đề bài: Viết bài văn kể lại câu chuyện dân gian về một người anh hùng chống ngoại xâm (Thánh Gióng, An Dương Vương,…).

Hướng dẫn giải

A. TIẾNG VIỆT: (4,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.  

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

C

A

C

B

2. Luyện từ và câu (2,0 điểm)

Câu 5 (1,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm

Đêm nay, Diệu nằm mãi mà không ngủ được vì háo hức chờ sớm mai đến lớp.

Sau kì nghỉ hè, bạn bè gặp nhau sẽ có bao nhiêu chuyện vui để kể.

Câu 6 (1,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm

a. Chú gà trống tinh nghịch của em luôn làm ra vẻ mình là người khỏe nhất.

                    CN                                               VN

b. Giữa cánh đồng, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ.

                                 CN                  VN

c. Cây đa nghìn năm là cả một tòa cổ kính.

             CN                       VN

d. Mùa hè có rất nhiều loài hoa: hoa hồng, hoa phượng, hoa mười giờ,…

 

      CN                                  VN

B. LÀM VĂN: (6,0 điểm)

Câu 7:

Trong câu chuyện Tia nắng bé nhỏ có nhân vật Na. Na là một người cháu hiếu thảo. Vì phòng của bà không có nắng, Na đã có suy nghĩ mang nắng đến cho bà. Dù không thể thực hiện được điều đó nhưng bà của Na đã rất vui vì có một người cháu ngoan ngoãn, hiếu thảo. Em rất thích tấm lòng hiếu thảo của bạn Na dành cho bà của mình.

Câu 8:

Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng nổi tiếng là chăm chỉ, hiền lành và phúc đức. Hai ông bà đã lớn tuổi mà vẫn chưa có con. Một lần, bà ra đồng thì trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân lên ướm thử xem thua kém bao nhiêu. Đến khi về nhà, bà lại thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Kì lạ là, đứa trẻ lên ba tuổi vẫn chưa biết nói, biết cười, ai đặt đâu thì ngồi đấy.

Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược nước ta. Thế giặc mạnh khiến nhà vua lo sợ. Vua sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài. Đến làng Gióng, cậu bé nghe tiếng sứ giả bỗng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, cậu liền bảo: “Ông về tâu với nhà vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ, liền vội vàng về tâu với nhà vua.

Kể từ sau hôm gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no. Hai vợ chồng làm ra không đủ để nuôi con, phải nhờ cậy bà con hàng xóm. Ai cũng vui vẻ giúp đỡ vì đều mong cậu bé có thể đánh tan lũ giặc.

Lúc bấy giờ, giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước lúc này rất nguy. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Bỗng, chú bé vùng dậy, vươn vai thành tráng sĩ. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc. Giặc bị tiêu diệt hết lớp này đến lớp khác. Bỗng roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm lên nhau chạy trốn.

Tráng sĩ một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Nhà vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương, cho lập đền thờ ở quê nhà. Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Người ta còn kể rằng những bụi tre ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng, còn những vết chân ngựa nay thành những ao hồ liên tiếp. Người ta còn kể rằng ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Tiếng việt 4 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Tiếng việt 4 kết nối, đề thi giữa kì 2 Tiếng việt 4 KNTT: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác