Đề thi giữa kì 2 Tiếng việt 4 KNTT: Đề tham khảo số 10

Trọn bộ đề thi giữa kì 2 Tiếng việt 4 KNTT: Đề tham khảo số 10 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

A. TIẾNG VIỆT (4,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

HOA HỌC TRÒ

Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.

Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?

Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.

(Theo Xuân Diệu)

Câu 1 (0,5 điểm). Mùa xuân lá phượng như thế nào?

  • A. Xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.
  • B. Lá bắt đầu dụng.
  • C. Ngon lành như lá me non.

Câu 2 (0,5 điểm). Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò?

  • A. Vì hoa phượng cho ta bóng mát.
  • B. Hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường.
  • C. Vì phượng có hoa màu đỏ.

Câu 3 (0,5 điểm). Nội dung của bài văn nói lên điều gì?

  • A. Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.
  • B. Nói về tuổi học trò.
  • C. Tình cảm của tác giả với cậu học trò.

Câu 4 (0,5 điểm). Chủ ngữ trong câu “Hoa phượng là hoa học trò.” là?

  • A. Hoa phượng.
  • B. Là hoa học trò.
  • C. Hoa.

Câu 5 (1,0 điểm). Tìm trạng ngữ của mỗi câu trong đoạn văn dưới đây:

Kho sách của ông bà

           Ông tôi có rất nhiều sách. Bà thì không có những giá sách đầy ắp như ông, nhưng bà có cả một kho sách trong trí nhớ. Tôi rất thích về nhà ông bà. Ban ngày, tôi mải miết đọc sách với ông. Buổi tối, tôi say sưa nghe kho sách của bà. Kho sách nào cũng thật kì diệu.

(Hoàng Hà)

Câu 6 (1,0 điểm). Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau:

  • a. Tiếng hướng dẫn viên du lịch giục đoàn rời điểm tham quan.
  • b. Hè năm nay, Dương được đi du lịch ở Nha Trang cùng bố mẹ và ông ngoại.
  • c. Nhà của Na nằm trên một ngọn đồi.
  • d. Bà nội rất thích nắng nhưng nắng không lọt vào phòng bà.

B. TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm)

Câu 7. Viết đoạn văn (2,0 điểm)

Đề bài: Viết đoạn văn ngắn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc, đã nghe.

Câu 8. Viết bài văn (4,0 điểm)

Đề bài: Viết bài văn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em đã đọc, đã nghe.

Hướng dẫn giải

A. TIẾNG VIỆT: (4,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.  

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

A

B

A

A

2. Luyện từ và câu (2,0 điểm)

Câu 5 (1,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm.

Ban ngày, tôi mải miết đọc sách với ông.

Buổi tối, tôi say sưa nghe kho sách của bà. Kho sách nào cũng thật kì diệu.

Câu 6 (1,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm

  • a. Tiếng hướng dẫn viên du lịch giục đoàn rời điểm tham quan.

                     CN                                 VN

    b. Hè năm nay, Dương được đi du lịch ở Nha Trang cùng bố mẹ và ông ngoại.

                             CN                                 VN

    c. Nhà của Na nằm trên một ngọn đồi.

    CN                   VN

    d. Bà nội rất thích nắng nhưng nắng không lọt vào phòng bà.

    CN                                     VN

B. LÀM VĂN: (6,0 điểm)

Câu 7:

Một bài đọc em em vô cùng yêu thích là bài “Bầu trời”. Bài đọc miêu tả rất chi tiết về bầu trời và tác dụng của bầu trời. Em thích nhất là màu sắc của bầu trời được miêu tả trong bài. Bầu trời thường có màu xanh lơ vào ban ngày, màu đen vào ban đêm. Tùy vào thời tiết mà bầu trời có những màu sắc khác nhau. Khi mặt trời chiếu vào bầu không khí chứa nhiều hơi nước sau cơn mưa thì chúng ta sẽ nhìn thấy bảy sắc cầu vồng rất rực rỡ. Bài đọc còn giúp em thấy được tầm quan trọng của bầu trời đối với con người. Nhờ có bầu trời bao quanh Trái Đất nên cung cấp không khí được cho con người, cho muôn loài và cây cối. Nếu giữ được bầu trời trong lành là góp phần suy trì sự sống cho con người.

Câu 8:

Trong những năm tháng chiến tranh, rất nhiều người con của mảnh đất Việt Nam đã hy sinh để bảo vệ và đấu tranh cho nền độc lập của dân tộc. Một trong số đó là Võ Thị Sáu - nữ anh hùng huyền thoại vùng Đất Đỏ.

Võ Thị Sáu sinh năm 1933, mất năm 1952. Nguyên quán được ghi trên bia mộ chỉ ghi tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngay từ khi còn nhỏ, chị đã cùng với anh trai tham gia cách mạng. Chị tham gia vào đội công an xung phong, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, tiếp tế. Trong thời gian này, chị tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương. Không chỉ vậy, chị cũng nhiều lần phát hiện ra gian tế, tay sai Pháp, giúp đội công an thoát khỏi nguy hiểm, chủ động tấn công địch.

Một lần nọ, chị nhận nhiệm vụ mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng - một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lựu đạn nổ, tên Tòng bị thương nặng nhưng không chết. Tuy nhiên, vụ tấn công khiến bọn lính đồn khiếp vía, không dám truy lùng Việt Minh ráo riết như trước. Sau này, trong một lần thực hiện nhiệm vụ, chị đã bị giặc bắt. Sau khi bị bắt, cô lần lượt bị đưa đi thẩm vấn và giam giữ tại các nhà tù Đất Đỏ, khám đường Bà Rịa và khám Chí Hòa. Thực dân Pháp đã cho mở phiên tòa, thời điểm này, chị vẫn chưa tròn mười tám tuổi. Luật sư biện hộ đã lấy đó làm căn cứ để giúp chị thoát khỏi án tử hình, nhưng tòa án vẫn tuyên án tử hình chị. Chúng chuyển chị cùng một số người tù cách mạng ra nhà tù Côn Đảo. Ở đây, thực dân Pháp đã lén lút đem chị đi tử hình.

Vào năm 1993, Nhà nước đã trân trọng truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Chị Võ Thị Sáu chính là một biểu tượng về lòng dũng cảm, kiên cường.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Tiếng việt 4 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Tiếng việt 4 kết nối, đề thi giữa kì 2 Tiếng việt 4 KNTT: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác