Đề thi cuối kì 1 Tiếng việt 4 KNTT: Đề tham khảo số 8

Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Tiếng việt 4 KNTT: Đề tham khảo số 8 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ

Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.

Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.

Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mỹ mãn.

Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm tuyệt tác. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mỹ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể nào tưởng tượng nổi.

(Theo Lâm Ngũ Đường)

Câu 1 (0,5 điểm). Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích gì?

  • A. Thiên nhiên.
  • B. Sưu tầm đồ cổ.
  • C. Vẽ tranh.

Câu 2 (0,5 điểm). Điều không thể nào tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì?

  • A. Pho tượng cực kì mỹ lệ.
  • B. Đôi mắt pho tượng như biết nhìn theo.
  • C. Pho tượng như toát lên sự ung dung.

Câu 3 (0,5 điểm). Điều kiện nào là quan trọng nhất khiến Trương Bạch trở thành một nghệ nhân tài giỏi?

  • A. Say mê, kiên nhẫn và làm việc hết mình.
  • B. Có tài nặn con giống y như thật ngay từ nhỏ.
  • C. Gặp được thầy giỏi truyền nghề.

Câu 4 (0,5 điểm). Câu: "Anh có thể tạc giúp tôi một pho tượng Quan Âm không?" được dùng làm gì?

  • A. Để hỏi.
  • B. Nói lên sự khẳng định, phủ định.
  • C. Tỏ thái độ khen, chê.

Câu 5 (2,0 điểm). Các vật và hiện tượng tự nhiên nào dưới đây được nhân hóa? Chúng được nhân hóa bằng cách nào?

Cây chẳng mỏi lưng

Xếp hàng thẳng tắp

Lá vàng ngăn nắp

Rơi xuống nhẹ nhàng.

 

Bạn gió lang thang

Cù cây cười suốt

Chồi non xanh mướt

Làm dáng đung đưa

(Huỳnh Mai Liên)

Câu 6 (1,0 điểm). Tìm danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn dưới đây:

Sông Cổ Cò xuôi từ chân Ngũ Hành Sơn về Cửa Đại, để lại bao kỉ niệm êm đềm trong tôi. Lặng lẽ cùng tôi đi qua năm tháng, sông quê hương trở nên nhỏ bé lại khi tôi biết đến những bến bờ rộng lớn hơn. Tôi nghiêng mình trước một Thu Bồn trầm lắng, một Vu Gia mênh mang. Và xa hơn, một Hồng Hà làm nên Hà Nội dậy tiếng rồng bay, một Sài Gòn long lanh ánh ngọc Viễn Đông…

(Theo Văn Thành Lê)

Câu 7 (1,0 điểm). Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong đoạn sau:

Trẻ em có bổn phận sau đây:

 - Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ;

 - Kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn;

 - Thương yêu em nhỏ; đoàn kết với bạn bè;

 - Giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn.

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Đề bài: Viết bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia. (Ví dụ: tham quan làng nghề truyền thống, làm một số sản phẩm thủ công, tham gia hoạt động của một câu lạc bộ,…)

Hướng dẫn giải

A. TIẾNG VIỆT: (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.  

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

A

B

A

A

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm)

 - Các vật và hiện tượng tự nhiên được nhân hóa: cây, lá vàng, gió, chồi non.

 - Chúng được nhân hóa bằng cách lấy từ ngữ để chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật.

Câu 6 (1,0 điểm)

 - Danh từ chung: sông, kỉ niệm, tôi, năm tháng, quê hương bến bờ, rồng, ánh ngọc, chân.

 - Danh từ riêng: Cổ Cò, Ngũ Hành Sơn, Cửa Đại, Thu Bồn, Vu Gia, Hồng Hà, Hà Nội, Sài Gòn, Viễn Đông.

Câu 7 (1,0 điểm)

Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

B. LÀM VĂN: (4,0 điểm)

Đối với mỗi học sinh, thời gian dưới mái trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng và đáng trân trọng. Trong những kỷ niệm học trò của em, có một buổi học Ngữ văn đặc biệt dưới mái trường Trung học cơ sở mà em vẫn giữ mãi trong tâm trí.

Buổi sáng thứ hai của tuần đầu tiên, lớp em chuẩn bị học môn Ngữ văn vào tiết cuối. Cô Anh Thư là người giáo viên dạy chúng em môn học này. Ấn tượng ban đầu của em về cô rất tích cực. Cô vừa xinh đẹp, lại có sự dịu dàng trong cách giảng dạy. Khi tiếng trống trường vang lên, toàn bộ lớp đã nhanh chóng ổn định chỗ ngồi. Và khoảng năm phút sau đó, cô giáo đã bước vào lớp. Cả lớp đứng dậy và chào cô một cách lịch lãm. Cô mỉm cười đáp lại rồi yêu cầu chúng em ngồi xuống và giữ trật tự. Sau đó, cô tự giới thiệu về bản thân và chương trình học môn Ngữ văn cho lớp 6. Mất khoảng mười lăm phút, tiết học chính thức bắt đầu. Chúng em sẽ tìm hiểu về truyền thuyết "Thánh Gióng".

Trước khi bắt đầu học, cô giáo cho chúng em mười lăm phút để đọc toàn bộ tác phẩm. Sau đó, cô bắt đầu bài giảng của mình. Cách cô giảng rất hấp dẫn và dễ hiểu, làm cho cả lớp đều tập trung và chăm chú lắng nghe. Ở từng phần của bài học, cô luôn đặt ra những câu hỏi để khuyến khích chúng em tham gia trao đổi ý kiến. Rất nhiều bạn đã tự tin giơ tay để tham gia vào cuộc thảo luận. Bốn mươi lăm phút trôi qua rất nhanh, nhưng tiết học này đã đem lại cho em nhiều kiến thức bổ ích và cảm xúc tích cực.

Em mong rằng trong tương lai, sẽ còn nhiều tiết học Ngữ văn thú vị, bổ ích hơn nữa dưới mái trường Trung học cơ sở này. Đây là một trải nghiệm quý báu mà em rất trân trọng, và em sẽ luôn ghi nhớ trong tâm hồn mình.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Tiếng việt 4 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Tiếng việt 4 kết nối, đề thi cuối kì 1 Tiếng việt 4 KNTT: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác