Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 9 KNTT: Đề tham khảo số 5

Trọn bộ Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 9 KNTT: Đề tham khảo số 5 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

NGỮ VĂN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG

NĂM HỌC: 2024 - 2025

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Hoàng hôn thôi lại hoàng hôn

Nguyệt hoa thôi lại thêm buồn nguyệt hoa!

Buồn vì nỗi nguyệt tà ai trọng

Buồn vì điều hoa rụng ai nhìn

Tình buồn cảnh lại vô duyên

Tình trong cảnh ấy, cảnh bên tình này.

(Trích Cung oán ngâm khúc, Nguyễn Gia Thiều, NXB văn học 1986.)

Câu 1 (0.5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2 (0.5 điểm): Đoạn trích sử dụng phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 3 (1.0 điểm): Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: Tình buồn cảnh lại vô duyên.

Câu 4 (1.0 điểm): Nêu hiệu quả biện pháp tu từ điệp cú pháp được sử dụng trong câu thơ sau:

“Buồn vì nỗi nguyệt tà ai trọng

Buồn vì điều hoa rụng ai nhìn”.

Câu 5 (1.0 điểm): Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích?

PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Viết đoạn văn 200 từ trình bày cảm nhận của em về nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên.

Câu 2 (4.0 điểm): Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về lối sống cống hiến.

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: NGỮ VĂN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG

        A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Câu 1

  •  Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

Câu 2

- Đoạn trích sử dụng phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 3

- Nội dung câu thơ:

+ Diễn tả tâm trạng buồn của nhân vật trữ tình.

  • + Nhà thơ khẳng định mối quan hệ mật thiết giũa cảnh và tình: cảnh theo tình, tình buồn cảnh cũng buồn theo.

Câu 4

- Hiệu quả biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc:

+ Nhấn mạnh tâm trạng buồn của nhân vật trữ tình trong cảnh chiều tàn, hoa rụng.

+ Tạo cho câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn, thuyết phục...

Câu 5

- Nhận xét tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích:

+ Chỉ ra được trạng thái tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích: Cô đơn, buồn chán...

+ Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình: Thể hiện những khát khao hạnh phúc muôn đời của người phụ nữ; là tiếng nói phản đối chế độ xã hội phong kiến hà khắc; tâm trạng đó được thể hiện một cách tinh tế,…

B.PHẦN VIẾT: (6.0 điểm)

Đáp án

Câu 1:

HS trình bày cảm nhận dựa trên suy nghĩ của mình song cần đảm bảo các ý sau:

  • Hình thức:

+ Đúng độ dài 200 từ.

+ Đảm bảo bố cục 3 phần.

+ Không sai chính tả, lặp từ….

  • Nội dung

+ Người chinh phụ đợi chồng trong hoàn cảnh chiến tranh.

+ Nỗi buồn tủi, cô đơn và phê phán chiến tranh phi nghĩa.

+ Đại điện cho hình mẫu phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ.

  • Mở rộng liên hệ

+ Liên hệ với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện tại…

Câu 2: 

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận. 

  1. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về lối sống cống hiến.

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0.5 điểm.

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0 điểm.

  1. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.  Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

  1. Mở bài

– Đặt vấn đề.

2. Thân bài

- Giải thích:

+ Sống cống hiến là gì?  là sự tự nguyện, tự giác đem sức lực, tài năng, trí tuệ của mình đóng góp cho lợi ích chung. 

=> Cống hiến là một đức tính cao đẹp có trong tâm trí con người. Sự cống hiến luôn ẩn chứa đức hy sinh vì một tình yêu mà con người muốn dâng hiến theo sự mách bảo của trái tim. Điều đáng trân trọng ở đây là người cống hiến không coi đó là sự hy sinh, mà xem đó như là việc phải làm, là “nghĩa vụ” và “nhu cầu” để được hành động, san sẻ.

- Bàn luận:

Lối sống cống hiến của thế hệ trẻ thể hiện ở việc sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài năng của bản thân phục vụ lợi chung, vì sự phát triển chung.

+ Lối sống cống hiến sẽ giúp thế hệ trẻ khẳng định giá trị của bản thân và phát huy hết vai trò là rường cột, là những chủ nhân tương lai của đất nước.

+ Trong thời đại ngày nay, thế hệ trẻ Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực, cố gắng để cống hiến hết mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước (những thanh niên xung kích, những thầy cô giáo trẻ,...).

+ Người sống cống hiến sẽ là người có tình yêu thương, tính tự giác cao, từ đó làm cho cuộc sống của mình ngày càng phát triển theo hướng tốt hơn

- Bài học nhận thức, hành động:

+ Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. 

  1. + Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…

  2. 3. Kết bài

– Khẳng định lại vấn đề.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 2 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1 điểm – 1.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác