Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 9 KNTT: Đề tham khảo số 2

Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 9 KNTT: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

NGỮ VĂN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Về thăm trường cũ 

Chiều nay về thăm lại mái trường xưa

Trường Nguyễn Trãi nằm bên đường Xóm Chiếu

Khung cửa lớp ẩn sau cành Dương Liễu

Mỗi độ chiều tà gió khẽ lung lay. 

 

Ngày xưa đó từ thuở tuổi trăng đầy

Ta vui lắm bước chân cùng bè bạn

Đến lớp học trong niềm tin sáng lạn

Một ngày mai tung cánh bay ngang trời. 

 

Về trường cũ thăm ghế đá một thời

Ta với nhỏ hay ngồi chơi tranh luận

Chuyện trên trời dưới đất rồi hờn giận

Để giảng hoà ta viết tặng bài thơ. 

 

Có những khi sân trường đẹp như mơ

Bông Hoàng Điệp nhuộm vàng sân rực rở

Tà áo ai bay bay trong lòng nhớ

Như mây trời vương vấn mãi không phai. 

 

Chiều nay về lãng đãng bóng hình ai

Bông Hoàng Điệp vẫn trải dài nỗi nhớ

Tình học trò đẹp mãi như muôn thuở

Dương Liễu buồn nhớ bóng dáng người xưa.

Nguyễn Ngọc Minh 

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong thơ.

Câu 2 (0.5 điểm): Bài thơ trên sử dụng phong cách ngôn ngữ nào? 

Câu 3 (1.0 điểm): Hình ảnh “Dương Liễu” trong bài thơ gợi nhắc đến điều gì về không gian trường học xưa?

Câu 4 (1.0 điểm): Hình ảnh “Bông Hoàng Điệp” trong bài thơ mang ý nghĩa gì đối với kỷ niệm tuổi học trò?

Câu 5 (1.0 điểm): Tình cảm về mái trường xưa trong bài thơ “Về thăm trường cũ” có ý nghĩa gì trong việc nhắc nhở chúng ta trân trọng quá khứ và những ký ức đẹp?

B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Viết đoạn văn 200 từ trình bày cảm nhận của anh/ chị về những hình ảnh gợi nhớ kỷ niệm học trò và không gian trường học xưa trong bài thơ. 

Câu 2 (4.0 điểm): Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về vai trò của tình thầy trò và tình bạn trong cuộc sống. 

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: NGỮ VĂN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG

        A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Câu 1

  •  Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. 

Câu 2

- Đoạn trích trên sử dụng phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 3

- Gợi nhắc đến một không gian trường học xưa đầy thơ mộng, gần gũi và yên bình.

- Những cành Dương Liễu khẽ lung lay trong gió chiều không chỉ tạo nên vẻ đẹp dịu dàng của cảnh vật mà còn lưu giữ hình bóng thân quen, gợi lên những kỷ niệm thân thương của thời học trò.

Câu 4

- Hình ảnh “Bông Hoàng Điệp” trong bài thơ mang ý nghĩa như một biểu tượng của thời học sinh rực rỡ, tươi đẹp và đầy mộng mơ. 

- Màu vàng rực rỡ của hoa làm sáng bừng sân trường, đồng thời lưu giữ những ký ức đẹp đẽ về những ngày tháng vô tư, trong sáng bên bạn bè dưới mái trường xưa.

Câu 5

- Là một lời nhắc nhở sâu sắc về giá trị của việc trân trọng quá khứ và những ký ức đẹp. 

- Những kỷ niệm thời học trò không chỉ là hành trang tinh thần quý giá mà còn giúp chúng ta nuôi dưỡng lòng biết ơn, tình yêu đối với nơi đã gắn bó và chắp cánh cho những ước mơ tuổi trẻ.

B.PHẦN VIẾT: (6.0 điểm)

Đáp án

Câu 1:

HS trình bày cảm nhận dựa trên suy nghĩ của mình song cần đảm bảo các ý sau:

  • Hình thức:

+ Đúng độ dài 200 từ.

+ Đảm bảo bố cục 3 phần.

+ Không sai chính tả, lặp từ….

  • Nội dung: 

+ Hình ảnh Dương Liễu gợi nhớ không gian quen thuộc của mái trường, sự tĩnh lặng và hoài niệm.

+ Hình ảnh ghế đá là nơi nơi lưu giữ những câu chuyện hồn nhiên, tranh luận và giận hờn của lứa tuổi học trò.

+ Hình ảnh Bông Hoàng Điệp là biểu tượng của thời gian trôi qua, mang vẻ đẹp rực rỡ nhưng chất chứa nỗi buồn chia xa.

+ Hình ảnh sân trường không chỉ là nơi học tập mà còn là nơi lưu giữ những cảm xúc đẹp nhất của tuổi trẻ.

  • Mở rộng liên hệ: 

+ Liên hệ với những tác phẩm văn học như Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán nhấn mạnh vẻ đẹp của tuổi học trò và kỷ niệm với mái trường hay Tôi đi học của Thanh Tịnh khắc họa sâu sắc cảm xúc hoài niệm về mái trường và thời thơ ấu.

+ Liên hệ bản thân: Việc trân trọng những ký ức đẹp ấy không chỉ giúp chúng ta thêm yêu quý quá khứ, mà còn khơi dậy tinh thần hướng về giá trị truyền thống, giúp cân bằng giữa hoài niệm và hiện đại.

Câu 2: 

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận. 

  1. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về vai trò của tình thầy trò và tình bạn trong cuộc sống. 

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0.5 điểm.

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0 điểm.

  1. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.  Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

  1. Mở bài

– Đặt vấn đề.

2. Thân bài

- Giải thích:

+ Tình thầy trò là gì? là mối quan hệ tri ân giữa người dạy và người học, nơi thầy cô truyền tri thức, đạo đức, kỹ năng và truyền cảm hứng cho học trò.

+ Tình bạn là gì? là sự gắn bó, sẻ chia giữa những người cùng trang lứa, có sự đồng cảm, giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống.

- Bàn luận:

+ Tình thầy trò và tình bạn giúp gắn kết và mang lại niềm tin, sự động viên trong cuộc sống đầy áp lực. 

+ Tình thầy trò và tình bạn giúp con người trân trọng tình cảm, sống vị tha và giàu cảm xúc.  

+ Tình bạn và tình thầy trò giúp xây dựng một xã hội nhân ái, đoàn kết là nền tảng để hình thành một cộng đồng biết yêu thương, sẻ chia.  

- Bài học nhận thức, hành động:

+ Là một học sinh trước hết chúng ta cần phải luôn kính kính trọng, biết ơn thầy cô, thể hiện qua lời nói, hành động và thái độ học tập nghiêm túc; sống chân thành, biết lắng nghe và chia sẻ cùng bạn bè trong mọi hoàn cảnh, hỗ trợ bạn bè khi khó khăn, không ganh ghét, đố kỵ mà cùng nhau phấn đấu vươn lên.

  1. + Có nhận thức đúng đắn về tình thầy trò và tình bạn: tình thầy trò là nền tảng tri thức, đạo đức, giúp con người trưởng thành và thành công còn tình bạn là nơi sẻ chia, đồng hành, giúp mỗi người vượt qua khó khăn và phát triển bản thân.

  2. 3. Kết bài

– Khẳng định lại vấn đề.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 2 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1 điểm – 1.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác