Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 9 KNTT: Đề tham khảo số 1
Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 9 KNTT: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
NGỮ VĂN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG
PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
Ngàn năm Thăng Long – Hà Nội cho ngày nay, cho ngày mai, cho muôn đời sau
Từ buổi Đức vua Lý Công Uẩn tự tay thảo chiếu Thiên đô từ Hoa Lư về vùng đất “trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn, hổ ngồi, ... đúng ngôi Nam, Bắc, Tây, Đông, tiện hướng nhìn sông dựa núi ... chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước ... để rồi từ vùng đất bên núi Nùng ven sông Nhị, sông Tô của châu thổ Bắc Bộ, kinh sư Thăng Long – rồng bay vút lên ... đã 1.000 mùa thu qua! (1010 – 2010).
1. Định đô Thăng Long
Đó là sự kiện cực kỳ quan trọng của quá trình dân tộc Việt Nam.
[...] Ngay từ năm 1010, nhận thức về trên “theo mệnh trời”, với “dưới theo lòng dân” đã tái hiện hình sinh động, cụ thể, thần tình cái đắt nhất, năng lượng mạnh nhất, nguồn dự trữ lớn nhất – cội nguồn sức mạnh của quốc gia, dân tộc, thẩm và quyền giữa ý tưởng, dự kiến của người lãnh đạo với tham vấn, phản biện, đồng thuận xã hội cao khi đức vua dừng bài chiếu của mình: “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi ấy để định đô. Các khanh nghĩ thế nào?”
Định đô Thăng Long năm 1010 đã chính thức khép lại thế kỷ X – thế kỷ vừa giành lại quyền tự chủ, độc lập, qua những chính quyền họ Khúc, các triều Ngô, Đinh, Lê với loay hoay, trăn trở định đô hết từ Cổ Loa (năm 938) đến Hoa Lư (968 – 1009). Bước trưởng thành vượt bậc của dân tộc: trưởng thành về lực lượng, về nhận thức, về tư duy quản lý đất nước, về trách nhiệm của vương triều trước dân tộc, thời đại mới ... kết tụ và thể hiện rõ ràng trong chiến lược, thực tiễn định đô Thăng Long.
2. Quá trình lịch sử của thành Thăng Long Hà Nội điểm định và chứng minh sâu sắc, khăng định vị thế của “nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”
Cùng với lịch sử đầy thăng trầm của quốc gia Đại Việt – Đại Nam – Việt Nam, Thăng Long – Hà Nội đã lần lượt:
- Từ 1010 đến 1397: là Kinh sư Thăng Long của các triều đại Lý, Trần.
- Từ 1397 đến 1407: là Đông Đô của Triều Hồ.
- Từ 1407 đến 1427: là thành Đông Quan dưới thời nhà Minh.
- Từ 1428 đến 1789: là Đông Kinh của triều Lê thời Lê sơ, Thăng Long của triều Mạc, triều Lê – Trịnh.
- Từ 1789 đến 1945, là:
+ Trấn Bắc thành của thời Tây Sơn Nguyễn Huệ (1789 – 1801) và 30 năm đầu triều Nguyễn (1802 – 1830), rồi tỉnh thành Hà Nội của nhà Nguyễn (từ 1830 trở đến khi Pháp chiếm Hà Nội).
+ Khi Hà Nội bị thực dân Pháp chiếm đóng, Hà Nội trở thành Thủ phủ chính trị, hành chính của chính quyền Pháp tại Đông Dương.
- Từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi đến nay, Hà Nội trở thành Thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa rồi Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
[...] Nhắc đến Cổ Loa, Hoa Lư, Tây Đô, Phú Xuân hay là đặt thành Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội với các kinh thành có trước và sau để lần nữa:
+ Sáng tỏ nguyên lý vĩnh hằng mà tinh anh minh triết của tổ tiên người Việt Nam đã chỉ ra về xác định vị thế địa – chính trị, địa – văn hóa để xây dựng đề kinh quốc gia mà ngay từ đầu đã kết tinh trong lắng chọn xây dựng kinh thành Thăng Long.
+ Không chỉ chưa có một trung tâm chính trị nào ở Việt Nam có thể so sánh được với Trung tâm Thăng Long – Hà Nội mà cũng khó tìm trên thế giới một kinh đô có bề dày lịch sử nghìn năm, giờ vẫn là “kinh đô” của nước Việt Nam hiện đại.
+ Và thành Thăng Long – Hà Nội là bộ phận đầu tiên của kinh thành là vật thể hóa trước hết, rõ ràng của tâm, thế, minh triết, nguyên lý và tư duy chiến lược đó.
3. Ngàn năm Thăng Long – Hà Nội là hội tụ bốn phương
3.1. Hội tụ tiềm lực quốc gia:
Là trung tâm chính trị đầu não, đặc quyền cao nhất của quốc gia phong kiến Đại Việt cho đến tận cuối thế kỷ XVIII, Thăng Long – Đông Đô – Đông Kinh nói chung, khu Hoàng thành, đặc biệt là khu vực Cấm thành, rồi Phủ chúa của thế kỷ XVII – XVIII nói riêng đã thu hút, huy động và trưng tập vào đây công sức, trí tuệ, đặc biệt là nhân tài, vật lực của cả quốc gia. Không phải ngẫu nhiên mà người Thăng Long – Hà Nội còn kết mãi câu chuyện về Ông Dầu, Bà Dầu đã hy dinh vì sự đắp yên khu vực Tây Bắc Thành Thăng Long thời Lý.
Tập trung đặc biệt tinh túy của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, vật liệu xây dựng, đồ dùng vật dụng “ngự dụng” đến ẩm thực, chữa bệnh, ca nhạc ... của các thế hệ người Việt Nam hình thành một hệ thống phục vụ và bảo vệ lo liệu triển khai từ việc quy hoạch thành trì, xây thành, đắp lũy đến trực tiếp những nhu cầu đời sống, sinh hoạt, cho cung đình, trước hết là vua, chúa thái giám, ngự y, nội cung (phi, tần ...), kỹ nữ, ... và gia đình họ ăn uống, sinh hoạt vui chơi, hưởng thụ ca nhạc ...
Về đây những trí tuệ nổi trội nhất của quá trình quốc gia Đại Việt – Việt Nam để trở thành bộ não của quốc gia. Về đây trước hết là những trí tuệ mẫn tiệp của triều đình Lý đứng đầu Lý Công Uẩn ...
3.2. Thăng Long – Hà Nội luôn là đầu mối, là trung tâm tiếp xúc, giao lưu văn hóa của Đại Việt
Do những điều kiện tự nhiên, lịch sử cụ thể mà không phải thành phố nào trong cả nước, thủ đô nào của các quốc gia cũng có hoàn cảnh, điều kiện, quá trình, nội dung và phương thức tiếp xúc với bên ngoài (trong nước và quốc tế) lâu dài, đa dạng và trực tiếp như Thăng Long – Hà Nội.
Ngay trong chiếu dời đô, Lý Công Uẩn đã khẳng định “Vả chăng Đại La là đô cũ của Cao Vương” – tức là ngay từ đầu người cha của Kinh thành Thăng Long không hề kỳ thị thành mà Cao Biền xây dựng – dù Cao là viên đô hộ phủ bên bờ sông Tô trước hết là thành tựu trí thức đã được thẩm định qua nhiều thế kỷ mà chính Cao Biền đã trải qua vẫn được khẳng định như một giá trị hiện hữu. Đó là một tâm thức ứng xử văn hóa của người Việt từ thời Lý!
[...] Về bản chất, Thăng Long – Hà Nội là thành phố mở: từ châu thổ Bắc Bộ, miền Bắc, miền Trung, Nam Bộ, Tây Nguyên ... đến khu vực, đến thế giới (phương Bắc rồi phương Tây) mà làm cái nền cho văn hóa Thăng Long – Hà Nội. Nói cách khác, hội tụ, tiếp xúc, giao lưu kinh tế văn hóa làm nên diện mạo của kinh tế - văn hóa Thăng Long – Hà Nội trong mọi thời điểm.
4. Ngàn năm Thăng Long – Hà Nội thử thách quyết liệt và biểu thị sức sống, năng lực vì độc lập, tự do, vì hòa bình của dân tộc Việt Nam
Với tư cách là đầu não, là trung tâm đề kháng của một quốc gia Đại Việt độc lập, tự chủ từ thế kỉ XI – XVIII, rồi là yết hầu của Bắc Kỳ (nhận xét của Hoàng Diệu), thành Thăng Long – Hà Nội cũng trở thành trọng điểm tấn công, tàn phá, mỗi khi thế lực ngoại xâm ....
5. Ngàn năm Thăng Long – Hà Nội là tiếp thu, chắt lọc “lắng hồn núi sông”, để thăng hoa, lan tỏa văn hóa của dân tộc Việt Nam
[...] Như mọi trung tâm kinh tế – văn hóa của đất nước, Thăng Long – Hà Nội hội tụ tài hoa, nổi trội của mọi miền. Nhưng trên nền tảng của hội tụ quy tụ lâu dài, rộng lớn vốn liếng của đất nước, dân tộc như vậy, cái tạo nên đặc thái của kinh sư – thủ đô của quốc gia, dân tộc chính là ở chỗ “lắng hồn” núi sông, tổ quốc.
Thủ đô mà Thăng Long – Hà Nội có điều kiện hơn, trở thành nơi “lưu giữ” hồn nước. Không phải ngẫu nhiên mà các thế hệ cư dân về Thăng Long Hà Nội, dù chỏ “Dạo quanh phong cảnh kiếm Hồ, cũng tự nhiên như nhiên – Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”
[...] Ngàn năm của Thăng Long – Hà Nội đã kết luyện nên nét tinh anh là Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng, chủ nghĩa nhân đạo, khoan dung và hội nhập, sáng tạo là di sản tốt đẹp nhất, nét đặc sắc nhất, tự hào nhất, gia tài đặc biệt trân quý trong văn hiến Thăng Long của dân tộc.
(còn tiếp)
Nguyễn Hải Kế, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 7.2010.
Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2 (0.5 điểm): Đoạn trích trên sử dụng phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 3 (1.0 điểm): Vì sao việc định đô tại Thăng Long vào năm 1010 lại được coi là một bước tiến quan trọng của dân tộc Việt Nam?
Câu 4 (1.0 điểm): Theo tác giả, yếu tố nào khiến Thăng Long – Hà Nội trở thành trung tâm tiếp xúc, giao lưu văn hóa quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam?
Câu 5 (1.0 điểm): Dựa trên bài đọc, hãy trình bày suy nghĩ của anh / chị về vai trò của Thăng Long – Hà Nội trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam.
B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Viết đoạn văn 200 từ trình bày cảm nhận của anh/ chị về tầm quan trọng của Thăng Long – Hà Nội trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc.
Câu 2 (4.0 điểm): Từ nội dung phần đọc hiểu hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh /chị về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG
A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4.0 điểm)
Câu | Đáp án |
Câu 1 |
|
Câu 2 | - Đoạn trích trên sử dụng phong cách ngôn ngữ khoa học kết hợp với phong cách ngôn ngữ chính luận. |
Câu 3 | - Thăng Long có vị trí địa – chính trị, địa – văn hóa thuận lợi, được coi là “trung tâm trời đất”, có thế đất “rồng cuộn hổ ngồi”, là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước. - Sự kiện này thể hiện tầm nhìn chiến lược của vua Lý Công Uẩn trong việc xây dựng một kinh đô vững mạnh, lâu dài, tạo điều kiện phát triển đất nước về chính trị, kinh tế và văn hóa. - Định đô Thăng Long đánh dấu sự trưởng thành về lực lượng, nhận thức và tư duy quản lý đất nước của dân tộc sau thời kỳ giành lại độc lập, khép lại một giai đoạn loay hoay tìm kiếm trung tâm chính trị. |
Câu 4 | - Vị trí địa lý thuận lợi: Thăng Long nằm ở vùng châu thổ Bắc Bộ, nơi hội tụ các tuyến giao thông từ nhiều miền của đất nước và kết nối với khu vực, thế giới. - Điều kiện lịch sử đặc biệt: Thăng Long là kinh đô lâu đời, trải qua nhiều triều đại phong kiến và là nơi tiếp xúc trực tiếp với nhiều nền văn hóa trong nước cũng như quốc tế. - Tinh thần tiếp thu, hội nhập: Ngay từ đầu, người Việt đã có tư tưởng cởi mở, tiếp thu tinh hoa văn hóa của các triều đại trước (như thành Đại La của Cao Biền) và văn hóa ngoại lai, kết hợp để tạo nên bản sắc riêng. |
Câu 5 | - Đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam. - Là kinh đô nghìn năm văn hiến, Thăng Long không chỉ lưu giữ những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể quý báu, mà còn là biểu tượng tinh hoa của đất nước. - Là minh chứng cho sức sống trường tồn của văn hóa dân tộc. - Thăng Long – Hà Nội còn có vai trò kết nối, hội tụ và lan tỏa văn hóa Việt Nam. Từ đây, tinh hoa văn hóa của mọi miền đất nước được chắt lọc, hòa quyện và phát triển, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa phong phú, đa dạng nhưng vẫn mang đậm hồn cốt dân tộc. - Thúc đẩy sự sáng tạo để văn hóa Việt Nam hội nhập nhưng không hòa tan trong bối cảnh toàn cầu hóa. - Liên hệ: Mỗi cá nhân cần có ý thức tôn trọng, gìn giữ và quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của Thăng Long – Hà Nội. Điều này có thể được thực hiện qua việc học hỏi lịch sử, tham gia vào các hoạt động văn hóa và tuyên truyền những nét đẹp văn hóa tới bạn bè quốc tế. |
B.PHẦN VIẾT: (6.0 điểm)
Đáp án | |
Câu 1: HS trình bày cảm nhận dựa trên suy nghĩ của mình song cần đảm bảo các ý sau: - Hình thức: + Đúng độ dài 200 từ. + Đảm bảo bố cục 3 phần. + Không sai chính tả, lặp từ…. - Nội dung: + Là trung tâm đầu não chính trị và quân sự:
+ Là phòng tuyến quan trọng trong các cuộc kháng chiến:
+ Trong thời kháng chiến chống Pháp và Mỹ: Hà Nội là trái tim của cả nước, nơi diễn ra những cuộc đấu tranh quyết liệt:
- Mở rộng liên hệ: + Từ quá khứ đến hiện tại, Thăng Long – Hà Nội cũng thể hiện tầm quan trọng trong việc duy trì nền hòa bình, ổn định và phát triển của quốc gia. Bên cạnh việc bảo vệ độc lập dân tộc, Thăng Long – Hà Nội cũng là nơi các quyết sách chiến lược được đưa ra để đối phó với các vấn đề quốc tế, cũng như nơi diễn ra các hoạt động ngoại giao, góp phần giữ gìn hòa bình cho cả dân tộc. + Liên hệ: Thế hệ trẻ cần phải có trách nhiệm học hỏi, trân trọng và phát huy những giá trị ấy, đồng thời bảo vệ, xây dựng Thủ đô không chỉ về mặt phát triển kinh tế mà còn giữ gìn bản sắc văn hóa, gìn giữ lịch sử vẻ vang của dân tộc. | |
Câu 2:
Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận. | |
Từ nội dung phần đọc hiểu hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh /chị về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Hướng dẫn chấm:
| |
HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:
– Đặt vấn đề. 2. Thân bài - Giải thích: + Bản sắc văn hóa dân tộc là gì? là những giá trị tinh thần, vật chất, phong tục, tập quán, ngôn ngữ, truyền thống ... đặc trưng của một dân tộc. => Bản sắc văn hóa là yếu tố tạo nên sự độc đáo và khác biệt của mỗi dân tộc, phản ánh lịch sử, bản chất và con người của dân tộc đó. - Bàn luận: + Giữ gìn bản sắc văn hóa giúp củng cố sự tự hào dân tộc: Việc bảo vệ các giá trị truyền thống giúp mỗi người dân tự hào về dân tộc của mình. + Bảo tồn lịch sử và truyền thống: Những giá trị văn hóa này chính là di sản của tổ tiên để lại, giúp mỗi thế hệ sau hiểu rõ hơn về cội nguồn và lịch sử của dân tộc. + Giữ gìn bản sắc văn hóa tạo nên sự khác biệt: Đối diện với sự đồng hóa văn hóa toàn cầu, việc bảo vệ bản sắc văn hóa sẽ giúp dân tộc Việt Nam duy trì sự độc đáo và nhận diện riêng biệt - Giải pháp: + Giáo dục văn hóa truyền thống: Đẩy mạnh công tác giáo dục về văn hóa, lịch sử dân tộc trong trường học và trong gia đình. Khuyến khích các em học sinh tìm hiểu về văn hóa dân tộc, tham gia các hoạt động bảo vệ di sản. + Phát huy giá trị văn hóa trong các hoạt động xã hội: Tổ chức các lễ hội, sự kiện văn hóa dân gian để giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp. + Sử dụng công nghệ để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa: Số hóa các tài liệu, di sản văn hóa, tổ chức các chương trình văn hóa trên các nền tảng truyền thông và mạng xã hội để kết nối với thế giới. + Tạo ra sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại: Sáng tạo các sản phẩm văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. - Bài học nhận thức, hành động: + Là một học sinh trước hết chúng ta cần tham gia vào các hoạt động bảo tồn văn hóa truyền thống, từ việc tham gia lễ hội, các sự kiện văn hóa, cho đến việc bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa. Bên cạnh đó, mỗi người nên tích cực học hỏi, tìm hiểu về các phong tục, tập quán của dân tộc để giữ gìn và phát huy trong đời sống hàng ngày.
+ Nhận thức về tác động của hội nhập toàn cầu: Hội nhập quốc tế mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo những thách thức, đặc biệt là sự xâm nhập của văn hóa ngoại lai. Việc giao lưu và tiếp biến văn hóa là điều cần thiết, nhưng cần phải có sự chọn lọc để bảo vệ và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc.
– Khẳng định lại vấn đề. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 2 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1 điểm – 1.75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm. | |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. | |
e. Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
Đề thi Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 9
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận