Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 9 KNTT: Đề tham khảo số 4
Trọn bộ Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 9 KNTT: Đề tham khảo số 4 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
NGỮ VĂN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG
NĂM HỌC: 2024 - 2025
PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
Bây giờ chỉ có đôi ta
Bao nhiêu tâm sự Hằng Nga biết rồi
Thuở nước non đến hồi non nước
Sông Hương đành xuôi ngược đông tây
Soi lòng chỉ có đám mây
Đám mây phú quý những ngày lao đao
Sao mặt sông xanh xao ra dáng
Sao tình sông lai láng khôn ngăn?
Vì ai lắm nỗi chứa chan
Hay còn đợi khách quá giang một lần?
(Đêm khuya tự tình với sông Hương – Hàn Mặc Tử)
Câu 1 (1.0 điểm): Đoạn thơ trên thuộc thể thơ nào? Căn cứ vào đâu để anh chị xác định điều đó?
Câu 2 (1.0 điểm): Nêu ít nhất một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên, phân tích tác dụng.
Câu 3 (1.0 điểm): Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của dòng sông được miêu tả trong đoạn thơ.
Câu 4 (1.0 điểm): Qua đoạn thơ trên, thi nhân đã bộc lộ những tình cảm, cảm xúc nào?
PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ làm rõ đặc điểm kết cấu và tâm sự của thi nhân trong đoạn thơ dưới đây:
Hôm qua em đi tỉnh về,
Đợi em ở mãi con đê đầu làng.
Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng.
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
(Chân quê – Nguyễn Bính)
Câu 2 (4.0 điểm): Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về vai trò của tình yêu quê hương, đất nước.
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG
A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4.0 điểm)
Câu | Đáp án |
Câu 1 | - Đoạn thơ trên thuộc thể thơ song thất lục bát. - Lý giải: + Đan xen từng cặp câu 7 tiếng (song thất) với từng cặp câu 6 và 8 tiếng (lục bát). + Vần: vần lưng (ta – Nga, láng – dáng,…); vần chân (tây – mây…). + Thanh điệu: Thuở nước non đến hồi(B) non nước(T)
|
Câu 2 | Biện pháp tu từ nhân hóa: “mặt sông xanh xao ra dáng”, “tình sông lai láng khôn ngăn”. - Tác dụng: tạo cách diễn đạt sinh động, gợi hình, gợi cảm, nhà thơ như thổi hồn vào con sông Hương khiến nó trở thành một sinh thể có hồn hơn, qua đó bộc lộ tâm sự, suy tư của thi nhân. |
Câu 3 |
|
Câu 4 | Nhà thơ Hàn Mặc Tử đã chọn hình thức “tự tình”, giãi bày tâm sự qua hàng loạt các câu hỏi tự vấn (Vì ai lắm nỗi chứa chan/ Hay còn đợi khách quá giang một lần?), lời thơ nặng trĩu một nỗi niềm hoài niệm quá khứ. Tâm sự chất chứa, gửi gắm vào nàng Hằng Nga – vầng trăng sáng, nỗi lòng của một người con yêu nước, yêu quê hương trong tình cảnh cô đơn, mang nhiều tâm sự đè nén không biết giãi bày cùng ai. |
B.PHẦN VIẾT: (6.0 điểm)
Đáp án |
Câu 1: HS trình bày cảm nhận dựa trên suy nghĩ của mình song cần đảm bảo các ý sau:
+ Đúng độ dài 200 từ. + Đảm bảo bố cục 3 phần. + Không sai chính tả, lặp từ….
+ Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, dưới đây là một số gợi ý: + Thể thơ: lục bát. + Vần: vần chân (làng – ràng, xuân – thân…), vần lưng (đê – về, hồi – sồi, …) + Nhịp thơ: nhịp chẵn 2/2/2, 2/2/4, 4/4. + Biện pháp tu từ: câu hỏi tu từ, điệp cấu trúc (Nào đâu…), liệt kê… + Hình ảnh thơ: “Chiếc áo cài khuy bấm” tưởng rằng bình thường lắm, chỉ là một thứ trang phục mà thôi, thế nhưng trong cảm nhận của tâm hồn thi nhân lại là biểu trưng của nền văn minh thành thị. Nó chiếm mất, choán chỗ của “cái áo tứ thân”, “cái yếm lụa sồi”, “cái khăn mỏ quạ”, “cái quần nái đen” - những trang phục truyền thống quen thuộc của người thôn nữ. Nó khiến nhân vật trữ tình phải cuống quýt, thảng thốt tự hỏi một cách ngẩn ngơ, nuối tiếc. => Một bài thơ lục bát giản dị, mộc mạc đến đơn sơ, vậy mà hàm chứa bao ý nghĩa sâu xa. bài thơ kể về sự đổi thay trong trang phục của cô gái nhưng thăm thẳm trong bề sâu câu chữ, hình tượng, nó gióng lên một hồi chuông cảnh báo thật khẩn thiết: văn minh thị thành đang lấn át văn hoá đồng quê, và sâu xa hơn, hồn dân tộc, bản sắc dân tộc đang bị phai nhoà. - Sắp xếp hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục đoạn văn. |
Câu 2:
Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận. |
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về vai trò của tình yêu quê hương, đất nước. Hướng dẫn chấm:
|
HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:
- Giải thích: + Tình yêu quê hương đất nước là gì? Là tình cảm gắn bó với những sự vật và con người nơi ta sinh ra và lớn lên, thể hiện qua những hành động nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước. => Đó là một tình cảm thiêng liêng, cao quý và có vai trò vô cùng quan trọng. - Bàn luận: + Giúp con người sống tốt hơn, không quên đi nguồn cội. + Nâng cao tinh thần, ý chí quyết tâm vươn lên. + Giúp ta sống có trách nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất nước và bản thân mình. + Thúc đẩy tinh thần cống hiến giúp đỡ cộng đồng. + Gắn kết cộng đồng, kéo con người lại gần nhau hơn. + Bảo vệ, giữ gìn, xây dựng và phát triển đất nước - Bằng chứng: + Trong giai đoạn chiến tranh, tình yêu nước đã trở thành nền tảng sức mạnh tinh thần quan trọng nhất để quân và nhân dân Việt Nam chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. + Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, lòng yêu nước còn là việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu những tinh hoa của nhân loại để làm giàu cho quê hương. - Bài học nhận thức, hành động: + Tình yêu quê hương đất nước là yếu tố quan trọng không thể thiếu. + Mỗi cá nhân nên xây dựng, bồi dưỡng cho mình tình yêu quê hương đất nước. + Hành động thiết thực bảo vệ, xây dựng, làm đẹp cho quê hương. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 2 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1 điểm – 1.75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm. |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
e. Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
Đề thi Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 9
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận