Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 9 KNTT: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 9 KNTT: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

NGỮ VĂN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

“Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng

Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi

Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng

Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời”

(Chiều xuân – Anh Thơ)

Câu 1 (0.5 điểm): Đoạn trích trên chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Câu 2 (1.0 điểm): Bức tranh chiều xuân hiện lên trong đoạn thơ có đặc điểm gì?

Câu 3 (1.0 điểm): Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thứ hai và thứ 3 của đoạn thơ? Từ đó anh chị thấy được điều gì trong tâm hồn của tác giả?

Câu 4 (1.5 điểm): Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về bức tranh chiều xuân qua đoạn trích trên?

PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1 (6.0 điểm): Từ hình ảnh Vũ Thị Thiết trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ và người chinh phụ trong Nỗi niềm chinh phụ của Đoàn Thị Điểm, anh chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích số phận người phụ nữ trong xã hội xưa?

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: NGỮ VĂN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG

        A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Câu 1

  • Đoạn thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt chính: miêu tả.

Câu 2

- Bức tranh chiều xuân hiện lên có những đặc điểm:

+ Bức tranh thủy mặc chấm phá những nét đầy thi vị về một buổi chiều quê mưa xuân. Cảnh đẹp, bình yên nhưng buồn.

Câu 3

  • Biện pháp tu từ nhân hóa: “đò: lười biếng, mặc”; “quán tranh: đứng im lìm”.

  • Tác dụng: BIến những vật vô tri, vô giác thành sống động có hồn, gợi hình, gợi cảm. Góp phần khắc họa hình ảnh thiên nhiên, làng quê vắng lặng, im lìm, bình yên đượm buồn.

Câu 4

  • HS tự do phát biểu cảm nhận của mình song cần đảm bảo các yêu cầu chính sau đây:

+ Hình thức:

  •  Đảm bảo hình thức có đầy đủ 3 phần: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

  •  Không sai chính tả, dấu câu.

+ Nội dung:

  • Bức tranh chiều xuân vô cùng yên bình thông qua hình ảnh: mưa êm êm, vắng lặng….

  • Nhưng lại đượm vẻ buồn, vắng vẻ.

 

B.PHẦN VIẾT: (6.0 điểm)

Đáp án

Câu 1: 

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận. 

  1. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Từ hình ảnh Vũ Thị Thiết trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ và người chinh phụ trong Nỗi niềm chinh phụ của Đoàn Thị Điểm, anh chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích số phận người phụ nữ trong xã hội xưa?

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0.5 điểm.

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0 điểm.

  1. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.  Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

  1. Mở bài

– Giới thiệu tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ và Nỗi niềm chinh phụ của Đoàn Thị Điểm.

– Giới thiệu khái quát về nhân vật Vũ Thị Thiết và người chinh phụ – người phụ nữ tiết hạnh, đại diện cho phụ nữ Việt Nam thời xưa.

  1. Thân bài

* Vũ Nương

a. Vẻ đẹp của Vũ Nương

+ Vũ Nương là cô gái xinh đẹp: tư dung tốt đẹp.

+ Là cô gái có đức tính tốt đẹp: thùy mị, nết na.

→ Khiến chàng Trương đem lòng yêu mến và cưới về làm vợ.

Ngày chồng tòng quân: nàng đau lòng, dặn dò và mong chồng bình an trở về.

+ Khi chồng ra trận: ở nhà một lòng một dạ chăm sóc con trai và chăm sóc mẹ chồng những ngày cuối đời.

→ Là người vợ hiền lành, đảm đang, đầy đủ “công – dung – ngôn – hạnh” đáng ngưỡng mộ.

→ Là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ với những phẩm hạnh tốt đẹp.

b. Số phận bi kịch của Vũ Nương

+ Nguyên nhân: khi chồng bế con ra thăm mộ mẹ, đứa nhỏ đã tiết lộ bố nó đêm nào cũng đến thăm nó → Trương Sinh đem lòng nghi ngờ, ghen tuông.

+ Khi Trương Sinh về nhà đã chửi mắng nàng và đuổi nàng đi mặc cho nàng van xin và thanh minh.

→ Người phụ nữ không được tự quyết định số phận của mình mà phải phụ thuộc vào người đàn ông trong gia đình. Tuy mình bị oan nhưng không được thanh minh.

+ Để chứng minh tấm lòng chung thủy của mình Vũ Nương đã nhảy sông tự tử.

→ Đau khổ, xót thương trước số phận bất hạnh của nàng sau những điều tốt đẹp nàng đã làm cho nhà chồng.

  1. - Sau này, khi Trương Sinh hiểu ra oan khuất của nàng đã vô cùng đau xót nhưng nàng không thể trở về nhân gian được nữa mà mãi ở lại nơi thủy cung. → Đây được coi là cái kết vừa có hậu vừa đoản hậu của Vũ Nương: có hậu vì cuối cùng nàng cũng được minh oan và khiến cho người làm nàng đau khổ là Trương Sinh nhận ra lỗi lầm, ân hận về lỗi lầm đó; đoản hậu vì nàng không được quay lại nhân gian để sống tiếp kiếp người, để nhận lại phúc đức sau những nghĩa cử cao đẹp nàng đã làm.

  2. * Nhân vật người chinh phụ

  3. a. Nỗi cô đơn, sầu tủi của người chinh phụ

  4. – “Dạo hiên vắng”: Trước hiên nhà, những bước đi chậm rãi, nặng nề.

“Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen” Hành động buông rèm xuống, kéo rèm lên lặp lại trong vô thức diễn tả nỗi chán chường, tô đậm thêm nỗi cô đơn trong khuê các.

- “Ngoài rèm thước chẳng mách tin”: Trông chờ một tiếng lành từ chim thước từ xa nhưng chẳng có, nàng đành ngậm ngùi bên chiếc đèn khuya.

- “Trong rèm dường đã có đèn biết chăng” Tìm đến đèn để tâm giao cho vơi nỗi ưu sầu, mà đèn nào có biết, nào có thấu được tâm can kẻ cô đơn.

- Người chinh phụ buồn bã trong khuê phòng với ánh đèn dầu hiu hắt mà xót thương cho số phận mình, tủi hổ cho cảnh lẻ loi, đơn chiếc vì chia ly của mình.

- Nỗi bi thiết của lòng nàng cất lên trong từng tiếng thơ ai oán, vừa như trách móc, vừa như xót xa cho thân phận.

- Đèn dần tàn, thời gian vẫn vậy cứ trôi đi, một mình, một bóng, gặm nhấm nỗi cô độc, sầu tủi, nỗi chán chường vì lẻ loi tận cùng “Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi”.

- Lòng người buồn tủi, nỗi sầu thương nhuốm lên cả vị thời gian, màu không gian:

  • Tiếng gà "eo óc" đếm thời gian trong đêm lạnh.

  • Bóng hòe "phất phơ rủ bóng" ngẩn ngơ bốn bề.

  • Thiên nhiên có thanh, có sắc mà chẳng có lấy chút niềm vui dù là nhỏ bé

- Mỗi khắc thời gian trôi qua đều nặng nề, khó khăn tựa như một năm dài.

- Trong nỗi buồn tủi, sầu muộn, cô độc đến cùng cực ấy, người chinh phụ cố vực dậy tinh thần mình bằng việc tìm đến những thú vui đời thường. Nhưng trớ trêu thay, mọi thứ dường như đều trở nên gượng gạo, bất lực trước tâm trạng chinh phụ.

b. Phân tích nỗi nhớ thương chồng tha thiết của người chinh phụ.

- Càng cô đơn, tuyệt vọng, nỗi nhung nhớ lại càng dâng trào, mãnh liệt.

- Người chinh phụ nhớ thương chồng tha thiết nhưng đành bất lực vì khoảng cách quá xa xôi.

- "Non Yên" một hình ảnh ẩn dụ cho sự xa xôi, cách trở của người chinh phụ và kẻ chinh phụ.

- Vì nỗi nhớ thương da diết, không biết làm gì hơn, nàng đành gửi nỗi nhớ theo gió đông đến "Non Yên".

- Từ láy "thăm thẳm", "đau đáu" kết hợp với cụm danh từ "đường lên bằng trời" đã đặc tả nỗi nhớ khôn nguôi, mênh mông và cao rộng đến tận cùng trong người chinh phụ.

- Giống nhau

+ Đều là nạn nhân của cuộc chiến tranh phi nghĩa.

+ Chịu cảnh đơn chiếc do chiến tranh mang đến.

  1. – Mở rộng liên hệ

  2. + Phụ nữ Việt Nam ngày nay đều là những người giỏi giang, giỏi việc nước đảm việc nhà….

  3. + Quyền của người phụ nữ đã được nâng cao.

  4. + …..

  5. 3. Kết bài

– Khẳng định lại vẻ đẹp, số phận của người phụ nữ và giá trị của tác phẩm.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 4 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 3 điểm – 3.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác