Đề kiểm tra Lịch sử 8 Cánh diều bài 15: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

Đề thi, đề kiểm tra lịch sử 8 Cánh diều bài 15 Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

 

 

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Với Cải cách Minh Mạng, cả nước được chia thành:

  • A. 30 tỉnh và 1 phủ
  • B. 14 phủ và 1 thành
  • C. 18 lộ và 2 phủ
  • D. 63 tỉnh thành 

Câu 2: Đâu không phải một nhà thơ ở nửa đầu thế kỉ XIX?

  • A. Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • B. Nguyễn Du
  • C. Hồ Xuân Hương
  • D. Cao Bá Quát

Câu 3: Đâu không phải một công trình kiến trúc/điêu khắc được xây dựng ở nửa đầu thế kỉ XIX?

  • A. Kinh thành Huế
  • B. Chùa Thiên Mụ
  • C. Đình làng Đình Bảng
  • D. Chùa Một Cột

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về tình hình chính trị thời kì đầu nhà Nguyễn?

  • A. Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.
  • B. Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Về cơ cấu hành chính, vào thời Gia Long, vua chỉ trực tiếp quản lí 4 doanh và 7 trấn. 
  • C. Nam thành, vùng đất mang đậm truyền thống “phù Lê” và Hà thành, vùng đất chúa Nguyễn khai phá ở phía Bắc. 
  • D. Mỗi vùng là một Tổng trấn cai quản, quyền lực như một phó vương.

Câu 5: Đâu không phải một cuộc khởi nghĩa ở nửa đầu thế kỉ XIX?

  • A. Khởi nghĩa của Phan Bá Vành
  • B. Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất
  • C. Khởi nghĩa của Nông Văn Vân
  • D. Khởi nghĩa của Cao Bá Quát

Câu 6: Hội hoạ nửa đầu thế kỉ XIX nổi bật với:

  • A. Các dòng tranh dân gian như Đông Hồ, Hàng Trống,…
  • B. Tranh bị ảnh hưởng bởi quan niệm thẩm mỹ của Pháp
  • C. Tranh sơn dầu
  • D. Cả A và B.

Câu 7: Đâu không phải một công trình khoa học tiêu biểu nửa đầu thế kỉ XIX?

  • A. Khâm định Việt sử thông giám cương mục
  • B. Nhất thống địa dư chí
  • C. Hải Thượng y tông tâm lĩnh
  • D. Quốc âm thi tập

Câu 8: Đâu là tình hình cuối Triều Tây Sơn?

  • A. Mất đi một trụ cột quan trọng, mâu thuẫn nội bộ ngày càng sâu sắc, uy tín bị giảm sút, lực lượng suy yếu
  • B. Đất nước thanh bình, phát triển vững mạnh nhưng nội bộ triều đình mâu thuẫn sâu sắc, vua Quang Trung bất lực.
  • C. Vua Quang Toản lên ngôi, không lo triều chính, chơi bởi rượu chè, nông dân khắp nơi đứng lên khởi nghĩa.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Nội dung cơ bản của các tác phẩm văn học nửa đầu thế kỉ XIX là:

  • A. Ước vọng của nhân dân về một xã hội dân chủ, tự do, độc lập.
  • B. Phản ánh cuộc sống lao động và khát vọng của nhân dân, phê phán thói hư, tật xấu của xã hội phong kiến.
  • C. Trung quân, ái quốc, thể hiện niềm tin mãnh liệt vào chính quyền.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Tại sao nửa đầu thế kỉ XIX lại có nhiều cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn?

  • A. Vì nhân dân muốn có một chế độ tự do, dân chủ thay vì chế độ quân chủ.
  • B. Vì cuộc sống của người dân cơ cực và trong xã hội lại có nhiều mâu thuẫn khác.
  • C. Vì nhà Nguyễn không đấu tranh mà chỉ thoả hiệp với Pháp.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

ĐỀ SỐ 2

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu không phải một công trình kiến trúc/điêu khắc được xây dựng ở nửa đầu thế kỉ XIX?

  • A. Kinh thành Huế
  • B. Chùa Thiên Mụ
  • C. Đình làng Đình Bảng
  • D. Chùa Một Cột

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về tình hình chính trị thời kì đầu nhà Nguyễn?

  • A. Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.
  • B. Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Về cơ cấu hành chính, vào thời Gia Long, vua chỉ trực tiếp quản lí 4 doanh và 7 trấn. 
  • C. Nam thành, vùng đất mang đậm truyền thống “phù Lê” và Hà thành, vùng đất chúa Nguyễn khai phá ở phía Bắc. 
  • D. Mỗi vùng là một Tổng trấn cai quản, quyền lực như một phó vương.

Câu 3: Đâu không phải một nhà thơ ở nửa đầu thế kỉ XIX?

  • A. Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • B. Nguyễn Du
  • C. Hồ Xuân Hương
  • D. Cao Bá Quát

Câu 4: Để đặt cơ sở pháp lí cho nhà nước quân chủ, năm 1815, nhà Nguyễn ban hành bộ luật nào?

  • A. Quốc triều hình luật
  • B. Bộ luật Hình thư 
  • C. Hoàng Việt luật lệ
  • D. Bộ luật Hồng Đức

Câu 5: Dòng văn học viết với nhiều tác phẩm có giá trị nhất phần lớn được sáng tác bằng:

  • A. Chữ Hán
  • B. Chữ Nôm
  • C. Chữ Quốc ngữ
  • D. Chữ Việt cổ

Câu 6: Nửa đầu thế kỉ XIX, về nông nghiệp, nhà Nguyễn đã:

  • A. Chủ trương nhập các loại máy móc, phân đạm hiện đại từ các thương nhân nước ngoài để gia tăng năng suất.
  • B. Không chú trọng hỗ trợ ruộng đất cho dân chúng, khiến cho dân nghèo không có cơm ăn, sinh ra căm phẫn.
  • C. Quan tâm đến việc tổ chức khai hoang, di dân lập ấp, lập đồn điền ở nhiều tỉnh phía bắc và phía nam,...
  • D. Cả A và C.

Câu 7: Đâu không phải một công trình khoa học tiêu biểu nửa đầu thế kỉ XIX?

  • A. Khâm định Việt sử thông giám cương mục
  • B. Nhất thống địa dư chí
  • C. Hải Thượng y tông tâm lĩnh
  • D. Quốc âm thi tập

Câu 8: Đâu là tình hình cuối Triều Tây Sơn?

  • A. Mất đi một trụ cột quan trọng, mâu thuẫn nội bộ ngày càng sâu sắc, uy tín bị giảm sút, lực lượng suy yếu
  • B. Đất nước thanh bình, phát triển vững mạnh nhưng nội bộ triều đình mâu thuẫn sâu sắc, vua Quang Trung bất lực.
  • C. Vua Quang Toản lên ngôi, không lo triều chính, chơi bởi rượu chè, nông dân khắp nơi đứng lên khởi nghĩa.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Nội dung cơ bản của các tác phẩm văn học nửa đầu thế kỉ XIX là:

  • A. Ước vọng của nhân dân về một xã hội dân chủ, tự do, độc lập.
  • B. Phản ánh cuộc sống lao động và khát vọng của nhân dân, phê phán thói hư, tật xấu của xã hội phong kiến.
  • C. Trung quân, ái quốc, thể hiện niềm tin mãnh liệt vào chính quyền.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Tại sao nửa đầu thế kỉ XIX lại có nhiều cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn?

  • A. Vì nhân dân muốn có một chế độ tự do, dân chủ thay vì chế độ quân chủ.
  • B. Vì cuộc sống của người dân cơ cực và trong xã hội lại có nhiều mâu thuẫn khác.
  • C. Vì nhà Nguyễn không đấu tranh mà chỉ thoả hiệp với Pháp.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

ĐỀ SỐ 3

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

Câu 1: Hãy nêu những nét chính về tình hình kinh tế dưới thời Nguyễn?

Câu 2: Trình bày một vài hiểu biết của em về Đại nội Huế (Thừa Thiên Huế) ngày nay.

ĐỀ SỐ 4

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

Câu 1: Nêu những nét chính về tình hình văn hóa thời Nguyễn. Em có ấn tượng nhất với thành tựu văn hóa nào? Vì sao?

Câu 2: Theo em, chính sách nào của nhà Nguyễn đã hạn chế sự phát triển của giao thương? Vì sao?

ĐỀ SỐ 5

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Với Cải cách Minh Mạng, cả nước được chia thành:

  • A. 30 tỉnh và 1 phủ
  • B. 14 phủ và 1 thành
  • C. 18 lộ và 2 phủ
  • D. 63 tỉnh thành 

Câu 2: Đâu là chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn?

  • A. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với nhà Thanh, nhưng lại khước từ quan hệ và giao thương với các nước Âu – Mỹ, kể cả Pháp
  • B. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với các nước Âu – Mỹ, nhất là với Pháp, nhưng lại khước từ quan hệ và giao thương với nhà Thanh
  • C. Chủ trương đóng cửa, không giao lưu với bất cứ nước nào, kể cả các nước láng giềng.
  • D. Mở cửa giao thương, tiếp thu văn hoá của tất cả các nước trên thế giới.

Câu 3: Đâu là tình hình cuối Triều Tây Sơn?

  • A. Mất đi một trụ cột quan trọng, mâu thuẫn nội bộ ngày càng sâu sắc, uy tín bị giảm sút, lực lượng suy yếu
  • B. Đất nước thanh bình, phát triển vững mạnh nhưng nội bộ triều đình mâu thuẫn sâu sắc, vua Quang Trung bất lực.
  • C. Vua Quang Toản lên ngôi, không lo triều chính, chơi bởi rượu chè, nông dân khắp nơi đứng lên khởi nghĩa.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Vì sao nhà thờ mọc lên ở khắp nơi nửa đầu thế kỉ XIX?

  • A. Vì nhà Nguyễn chủ trương lấy Công giáo làm quốc giáo
  • B. Vì nhà thờ có thể tạo công ăn việc làm cho người dân
  • C. Vì số người theo Công giáo ngày càng đông
  • D. Tất cả các đáp án trên.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hãy cho biết Vương triều Nguyễn được thành lập như thế nào?

Câu 2: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về Luật pháp dưới thời vua Gia Long?

“Nếu con đối với cha mẹ, cháu đối với ông bà già trên 80 tuổi mà lại bịnh nặng, trong nhà không có ai thay mình hầu hạ, lại không chịu về hầu hạ mà tham vinh hoa, lợi lộc, bỏ nhiệm vụ hầu cha mẹ. Tội này cũng khép vào tội bó nhiệm vụ chăm sóc cha mẹ”.

(Nguyễn Văn Thành, Vũ Trinh, Trần Hựu, Hoàng Việt luật lệ Luật Gia Long, Tập 3, NXB Văn hoá  Thông tin, Hà Nội, 1994, tr.448)

ĐỀ SỐ 6

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Dòng văn học viết với nhiều tác phẩm có giá trị nhất phần lớn được sáng tác bằng:

  • A. Chữ Hán
  • B. Chữ Nôm
  • C. Chữ Quốc ngữ
  • D. Chữ Việt cổ

Câu 2: Đâu không phải một công trình kiến trúc/điêu khắc được xây dựng ở nửa đầu thế kỉ XIX?

  • A. Kinh thành Huế
  • B. Chùa Thiên Mụ
  • C. Đình làng Đình Bảng
  • D. Chùa Một Cột

Câu 3: Ở thời vua Minh Mạng, vùng đất Quảng Yên hiện nay là một phẩn tỉnh/thành nào sau đây?

  • A. Quảng Ninh
  • B. Hải Phòng
  • C. Điện Biên
  • D. Cả A và B.

Câu 4: Câu nào sau đây nói đúng về sự thành lập triều Nguyễn?

  • A. Năm 1802, được sự hậu thuẫn của chính quyền Mãn Thanh, Nguyễn Ánh đã đánh bại triều Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long, đặt kinh đô ở Thăng Long (Hà Nội)
  • B. Kể từ khi triều Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Ánh đã dựng cờ khởi nghĩa, được nhân dân khắp nơi hưởng ứng, đánh đâu thắng đó. Năm 1802, Nguyễn Ánh đã đánh bại triều Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long, đặt kinh đô ở Phú Xuân (Huế).
  • C. Năm 1802, được sự ủng hộ của địa chủ ở Gia Định, Nguyễn Ánh đã đánh bại triều Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long, đặt kinh đô ở Phú Xuân (Huế).
  • D. Tất cả các đáp án trên.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hãy nêu những đóng góp của vua Gia Long và vua Minh Mạng trong công cuộc thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Câu 2: Em có suy nghĩ gì về quá trình thực thi chủ quyền của nhà Nguyễn đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Lịch sử 8 Cánh diều bài 15 Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX, đề kiểm tra 15 phút lịch sử 8 cánh diều, đề thi lịch sử 8 cánh diều bài 15

Bình luận

Giải bài tập những môn khác