Đề kiểm tra Địa lí 8 Cánh diều bài 5: Khí hậu Việt Nam

Đề thi, đề kiểm tra địa lý 8 Cánh diều bài 5 Khí hậu Việt Nam. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ SỐ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nhiệt độ nước ta tăng dần:

  • A. Từ bắc vào nam
  • B. Từ nam ra bắc
  • C. Từ đông sang tây
  • D. Từ tây sang đông

Câu 2: Vùng chuyên canh cây chè ở đâu?

  • A. Trung du và miền núi Bắc Bộ
  • B. Đồng bằng sông Hồng
  • C. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 3: Ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp nước ta

  • A. Không có thế mạnh về phát triển nông nghiệp
  • B. Loại cây thường thấy nhất là cây cận nhiệt và ôn đới
  • C. Sản phẩm nông nghiệp đa dạng, ít rủi ro
  • D. Cơ cấu mùa vụ trong nông nghiệp khác nhau giữa các vùng, địa phương

Câu 4: Cán cân bức xạ trên toàn lãnh thổ Việt Nam luôn:

  • A. Dương 
  • B. Âm
  • C. Âm vào các tháng mùa đông và dương vào các tháng mùa hè
  • D. Âm vào các tháng mùa hè và dương vào các tháng mùa đông

Câu 5: Gió mùa mùa đông vào nước ta do tác động của:

  • A. Khối khí lạnh từ Trung Quốc di chuyển xuống nước ta theo hướng tây bắc
  • B. Khối khí lạnh từ phương bắc di chuyển xuống theo hướng đông bắc
  • C. Luồng khí lạnh được tạo ra bởi các dãy núi và khí hậu cận cực phương bắc
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Tính chất nhiệt đới của khí hậu thể hiện qua:

  • A. Các yếu tố bức xạ
  • B. Nhiệt độ không khí vào mùa hè
  • C. Khả năng thích ứng của con người với thời tiết
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 7: Sự phân hóa khí hậu từ Bắc xuống Nam được chia làm mấy miền:

  • A. 1 miền
  • B. 2 miền
  • C. 3 miền
  • D. 4 miền

Câu 8: Câu nào sau đây không đúng về Sa Pa?

  • A. Sa Pa nằm ở độ cao khoảng 2 500 m so với mực nước biển, trên sườn đông của dãy Hoàng Liên Sơn – thuộc vùng núi cao Tây Bắc.
  • B. Khí hậu Sa Pa ôn hoà, mát mẻ quanh năm
  • C. Nhiệt độ trung bình năm $15,3^oC$, số giờ nắng > 1 400 giờ/năm
  • D. Mùa hè mát mẻ, mùa đông có nhiều ngày rét đậm, có thể có tuyết rơi

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về gió mùa mùa hạ?

  • A. Hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10, chịu tác động của khối khí nhiệt đới ẩm di chuyển theo hướng tây nam.
  • B. Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương gây mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên nhưng cũng gây hiệu ứng phơn khô, nóng cho Trung Bộ, Tây Bắc.
  • C. Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu hoạt động mạnh, kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn và kéo dài cho nhiều nơi trên cả nước.
  • D. Đối với miền Bắc, do ảnh hưởng của áp thấp Bắc Bộ nên gió thổi vào đất liền theo hướng đông bắc.

Câu 10: Khí hậu nóng ẩm gây khó khăn gì cho nông nghiệp?

  • A. Khí hậu nóng ẩm khiến cho các loại chất hoá học dùng cho cây không hoạt động được tốt nhất.
  • B. Khí hậu nóng ẩm là môi trường dễ phát sinh sâu bệnh, làm giảm năng suất cây trồng và vật nuôi
  • C. Khí hậu nóng ẩm làm thay đổi cấu trúc phân tử của cây, khiến cây phát triển như dự kiến
  • D. Tất cả các đáp án trên
 

ĐỀ SỐ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Việt Nam nằm trong phạm vi hoạt động của:

  • A. Tín phong bán cầu Bắc
  • B. Tín phong bán cầu Nam
  • C. Gió mùa ôn đới phía Bắc
  • D. Gió mùa ôn đới phía Nam

Câu 2: Khí hậu nước ta cho phép phát triển một nền nông nghiệp:

  • A. Nhiệt đới 
  • B. Ôn đới
  • C. Cận cực
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 3: Nhiệt độ trung bình năm của không khí ở hầu hết mọi nơi trên cả nước (trừ vùng núi cao) là bao nhiêu?

  • A. Hơn $15^oC$
  • B. Hơn $20^oC$
  • C. Hơn $25^oC$
  • D. Hơn $30^oC$

Câu 4: Gió mùa mùa đông vào nước ta do tác động của:

  • A. Khối khí lạnh từ Trung Quốc di chuyển xuống nước ta theo hướng tây bắc
  • B. Khối khí lạnh từ phương bắc di chuyển xuống theo hướng đông bắc
  • C. Luồng khí lạnh được tạo ra bởi các dãy núi và khí hậu cận cực phương bắc
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 5: Nhiệt độ nước ta tăng dần:

  • A. Từ bắc vào nam
  • B. Từ nam ra bắc
  • C. Từ đông sang tây
  • D. Từ tây sang đông

Câu 6: Miền núi cao khi có gió mùa mùa đông thì xuất hiện:

  • A. Mưa rào nặng hạt liên miên
  • B. Bão tố, lốc, lũ quét
  • C. Sương muối, sương giá và băng tuyết
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Gió mùa mùa đông hoạt động từ:

  • A. Tháng 1 đến tháng 5
  • B. Tháng 3 đến tháng 10
  • C. Tháng 11 đến tháng 4 năm sau
  • D. Tháng 12 đến tháng 5 năm sau

Câu 8: Khí hậu mát mẻ (nhiệt độ trung bình tháng dưới 25%C), mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng là đặc điểm của đai khí hậu nào?

  • A. Đai nhiệt đới gió mùa
  • B. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi
  • C. Đai ôn đới gió mùa trên núi
  • D. Không đai nào

Câu 9: Gió mùa mùa đông tạo nên:

  • A. Mùa đông lạnh cho miền Bắc
  • B. Mùa đông tuyết phủ kín trời cho miền Bắc
  • C. Mùa khô cho miền Nam
  • D. Cả A và C.

Câu 10: Vùng chuyên canh cây chè ở đâu?

  • A. Trung du và miền núi Bắc Bộ
  • B. Đồng bằng sông Hồng
  • C. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long
 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (6 điểm): Trình bày đặc điểm gió mùa của khí hậu Việt Nam

Câu 2 (4 điểm): Trình bày những thuận lợi và khó khăn của khí hậu tới kinh tế - xã hội Việt Nam.

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (6 điểm): Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vì sao?

Câu 2 (4 điểm): Trình bày về tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam.

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Việt Nam nằm trong phạm vi hoạt động của:

  • A. Tín phong bán cầu Bắc
  • B. Tín phong bán cầu Nam
  • C. Gió mùa ôn đới phía Bắc
  • D. Gió mùa ôn đới phía Nam

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về phân hoá khí hậu ở nước ta?

  • A. Miền khí hậu phía Bắc (từ dãy Bạch Mã về phía bắc): khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, ẩm và mưa nhiều.
  • B. Miền khí hậu phía Nam (từ dãy Bạch Mã về phía nam): khí hậu cận xích đạo gió mùa, nền nhiệt biến động quanh năm, có hai mùa mưa và khô phân hoá rõ rệt.
  • C. Khí hậu có sự phân hoá giữa hai sườn của dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, tạo nên sự khác biệt về chế độ nhiệt và ẩm giữa hai sườn. Vùng Biển Đông, khí hậu có tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
  • D.  Khí hậu Việt Nam phân hoá thành ba đai cao gồm: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi và đai ôn đới gió mùa trên núi.

Câu 3. Hoạt động trồng trọt ở nước ta diễn ra như thế nào và có những hình thức canh tác gì?

  • A. Diễn ra chủ yếu vào mùa hè, cây cối dễ sinh trưởng và phát triển nhanh chóng; hình thức canh tác chính là luân canh.
  • B. Có hai vụ mùa, hình thức canh tác chính là độc canh.
  • C. Tập trung từ tháng 3 đến tháng 12, có nhiều hình thức canh tác như xen canh, luân canh, gối vụ,…
  • D. Diễn ra quanh năm, có nhiều hình thức canh tác như xen canh, luân canh, gối vụ,…

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về tính chất ẩm của khí hậu nước ta?

  • A. Tính chất ẩm thể hiện qua yếu tố lượng mưa và độ ẩm. 
  • B. Nước ta có lượng mưa trung bình năm lớn, từ 1 500 – 2 000 mm/năm. 
  • C. Ở những khu vực đón gió biển hoặc vùng núi cao, lượng mưa trung bình năm khoảng 3 000 – 4 000 mm/năm.
  • D. Cân bằng ẩm luôn dương, độ ẩm không khí cao, trên 98%.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Trình bày về tính chất ẩm của khí hậu Việt Nam

Câu 2 (2 điểm): Trình bày hoạt động của gió mùa Đông Bắc ở nước ta

 

ĐỀ SỐ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cán cân bức xạ trên toàn lãnh thổ Việt Nam luôn:

  • A. Dương 
  • B. Âm
  • C. Âm vào các tháng mùa đông và dương vào các tháng mùa hè
  • D. Âm vào các tháng mùa hè và dương vào các tháng mùa đông

Câu 2: Vào mùa đông, một số vùng núi ở miền khí hậu phía Bắc có thể xuất hiện tuyết rơi, nhất là trên :

  • A. Các đỉnh núi cao của dãy Hoàng Liên Sơn
  • B. Các đỉnh núi cao của dãy Ngọc Linh
  • C. Núi Bà Đen
  • D. Núi Bà Rá

Câu 3: Đâu không phải một điểm du lịch nổi tiếng ở nước ta?

  • A. Tam Đảo
  • B. Sa Pa
  • C. Đà Lạt
  • D. Hậu Lộc

Câu 4: Lượng bức xạ tổng cộng ở nước ta như thế nào?

  • A. Rất nhỏ
  • B. Nhỏ
  • C. Trung bình
  • D. Lớn

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết nước ta có mấy miền khí hậu?

Câu 2 (2 điểm): Trình bày tính chất nhiệt đới và gió mùa ở nước ta

 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Địa lí 8 Cánh diều bài 5 Khí hậu Việt Nam, đề kiểm tra 15 phút địa lí 8 cánh diều, đề thi địa lí 8 cánh diều bài 5

Bình luận

Giải bài tập những môn khác