ĐỀ SỐ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Từ nửa sau thế kỉ XVI, thực dân Anh, Hà Lan, Pháp làm gì ở Mã Lai và Miến Điện?
- A. Nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân
- B. Tranh chấp ảnh hưởng
- C. Phối hợp phát triển kinh tế
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Đâu là nét nổi bật về chính trị ở Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây?
- A. Nhân dân có quyền bầu cử và ứng cử vào chính quyền.
- B. Bộ máy ở trung ương và cấp tỉnh đều do các quan chức thực dân điều hành.
- C. Chính quyền và tầng lớp trên ở các nước đã đầu hàng, phụ thuộc hoặc làm tay sai cho thực dân.
- D. Cả B và C.
Câu 3: Thực dân Anh bắt đầu xâm nhập vào Thái Lan khi nào?
- A. Từ thế kỉ XVI
- B. Giữa thế kỉ XIX
- C. Đầu thế kỉ XX
- D. Giữa thế kỉ XX
Câu 4: Các nước tư bản phương Tây có mặt ở Đông Nam Á sau:
- A. Các cuộc phát kiến địa lí
- B. Thế kỉ XIX
- C. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất
- D. Chiến tranh thế giới lần thứ hai
Câu 5: Trong các thế kỉ XVI – XIX, đâu không phải một thủ đoạn/cách thức để thực dân phương Tây từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á?
- A. Ngoại giao, buôn bán
- B. Truyền giáo
- C. Khống chế chính trị ép kí hiệp ước
- D. Hỗ trợ tiền tài, vật lực để đưa các nước trở nên giàu có, văn minh
Câu 6: Câu nào sau đây không đúng về tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX?
- A. Vì muốn độc chiếm nhục đậu khấu và đinh hương, năm 1667, người Hà Lan đã đổi thuộc địa Manhattan của họ cho người Anh để lấy đảo Run thuộc quần đảo hương liệu Banda của Indonesia ngày nay.
- B. Người Anh xây dựng Singapore thành “nước Anh" ở Đông Nam Á nên có những chính sách phát triển đặc biệt, tạo ra khoảng cách lớn với Johor Baru, vùng thuộc địa của Hà Lan.
- C. Từ năm 1571, Tây Ban Nha cai trị trực tiếp Philippines. Tên nước được đặt theo tên Thái tử Philip của Tây Ban Nha.
- D. Miến Điện bị sáp nhập, trở thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc địa, đứng đầu là Toàn quyền người Anh, dưới các khu vực cũng là Tổng đốc người Anh.
Câu 7: Về kinh tế, thực dân phương Tây đã làm gì khi áp đặt được ách đô hộ lên cách nước Đông Nam Á?
- A. Đẩy mạnh vơ vét, bóc lột người dân bản xứ
- B. Không chú trọng mở mang công nghiệp nặng
- C. Chủ yếu xây dựng những ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8: Từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX, các nước châu Âu và Bắc Mỹ đã:
- A. Thiết lập được các chính sách pháp luật hiện đại.
- B. Căn bản hoàn thành cuộc cách mạng tư sản, cách mạng công nghiệp
- C. Quá độ lên chế độ xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị chuyển sang tư bản chủ nghĩa
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Indonesia từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX có kết quả như thế nào?
- A. Đều thắng lợi
- B. Đều thất bại
- C. Đều làm nhân dân thêm nản chí
- D. Đều phá vỡ những nguyên tắc của chiến tranh
Câu 10: Đâu không phải một tình hình nổi bật về xã hội ở Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây?
- A. Một bộ phận quý tộc, lãnh chúa phong kiến giàu có, câu kết với thực dân bóc lột nông dân.
- B. Thực dân cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền, ép chính quyền bản xứ nhượng quyền khai khẩn đất hoang,...
- C. Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, phải chịu mọi thứ thuế, lao dịch nặng nề. Nhiều người phải rời bỏ ruộng đất để bán sức lao động cho địa chủ hay tư bản nước ngoài.
- D. Giai cấp tư sản dân tộc, giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản trí thức hình thành và phát triển, bắt đầu tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Bình luận