Đề số 6: Đề kiểm tra lịch sử 8 Cánh diều bài 3 Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
ĐỀ SỐ 6
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đâu là nét nổi bật về chính trị ở Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây?
- A. Nhân dân có quyền bầu cử và ứng cử vào chính quyền.
- B. Bộ máy ở trung ương và cấp tỉnh đều do các quan chức thực dân điều hành.
- C. Chính quyền và tầng lớp trên ở các nước đã đầu hàng, phụ thuộc hoặc làm tay sai cho thực dân.
- D. Cả B và C.
Câu 2: Từ nửa sau thế kỉ XVI, thực dân Anh, Hà Lan, Pháp làm gì ở Mã Lai và Miến Điện?
- A. Nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân
- B. Tranh chấp ảnh hưởng
- C. Phối hợp phát triển kinh tế
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Về kinh tế, thực dân phương Tây đã làm gì khi áp đặt được ách đô hộ lên cách nước Đông Nam Á?
- A. Đẩy mạnh vơ vét, bóc lột người dân bản xứ
- B. Không chú trọng mở mang công nghiệp nặng
- C. Chủ yếu xây dựng những ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Indonesia từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX có kết quả như thế nào?
- A. Đều thắng lợi
- B. Đều thất bại
- C. Đều làm nhân dân thêm nản chí
- D. Đều phá vỡ những nguyên tắc của chiến tranh
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Hãy trình bày những nét chính về tình hình văn hóa của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.
Câu 2: Theo em, những ngành kinh tế nào được chính quyền thuộc địa chú trọng phát triển?
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | D | B | D | B |
Tự luận:
Câu 1:
* Những nét chính về tình hình văn hóa của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây:
- Du nhập của văn hoá phương Tây làm xói mòn những giá trị văn hoá truyền thống ở các nước trong khu vực, gây ra sự xung đột văn hoá, tôn giáo ở nhiều nước.
- Thực hiện chính sách nô dịch nhằm đồng hoá và ngu dân để dễ bề cai trị.
Câu 2:
Những ngành kinh tế được chính quyền thuộc địa chú trọng phát triển: công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng.
Bình luận