Đề kiểm tra Địa lí 8 Cánh diều bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam

Đề thi, đề kiểm tra địa lý 8 Cánh diều bài 9 Thổ nhưỡng Việt Nam. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ SỐ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nhóm đất mùn núi cao phân bố rải rác ở:

  • A. Các khu vực núi có độ cao trên 3 000 m dưới thảm thực vật nhiệt đới
  • B. Các khu vực núi có độ cao từ 2000 – 3000 m dưới thảm thực vật ôn đới núi cao
  • C. Các khu vực núi có độ cao từ 1 600 – 1 700 m trở lên dưới thảm rừng cận nhiệt hoặc ôn đới trên núi
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Các biện pháp bảo vệ đất vùng đồng bằng nước ta:

  • A. Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư
  • B. Cải tạo đất hoang, đồi núi trọc bằng các biện pháp nông- lâm kết hợp
  • C. Cần phải có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp
  • D. Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác

Câu 3: Trong nhóm đất feralit, ngoại trừ đất feralit hình thành trên đá badan thì phần lớn nhóm đất này có đặc điểm gì?

  • A. Giàu chất dinh dưỡng và tơi xốp
  • B. Giàu chất dinh dưỡng nhưng tơi xốp
  • C. Chua, nghèo các chất badơ và mùn.
  • D. Chua, thiếu nồng độ axit

Câu 4: Loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta?

  • A. Đất feralit trên đá badan
  • B. Đất feralit trên các loại đá không phải là đá vôi hoặc đá badan
  • C. Đất phù sa sông
  • C. Đất mặn

Câu 5: Đặc điểm cơ bản của thổ nhưỡng nước ta là:

  • A. Tính chất nhiệt đới gió mùa
  • B. Tính chất tơi xốp
  • C. Tính chất giàu dưỡng chất
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng ở nước thể hiện những quá trình nào?

  • A. Quá trình Fe-ra-lit 
  • B. Quá trình xói mòn
  • C. Quá trình tích tụ
  • D. Quá trình rửa trôi

Câu 7: Đâu không phải khu vực phân bố chủ yếu của đất feralit hình thành trên đá vôi?

  • A. Đông Bắc
  • B. Bắc Trung Bộ
  • C. Tây Nguyên
  • D. Tây Bắc

Câu 8: Nhóm đất phù sa chiếm bao nhiêu % diện tích đất tự nhiên của nước ta?

  • A. 12%
  • B. 24%
  • C. 48%
  • D. 96%

Câu 9: Đất feralit ở nước ta có đặc điểm gì?

  • A. Có lớp vỏ phong hoá mỏng, thoáng khí, dễ thoát nước
  • B. Có lớp vỏ phong hoá mỏng, kị khí, khó thoát nước
  • C. Có lớp vỏ phong hoá dày, thoáng khí, dễ thoát nước
  • D. Có lớp vỏ phong hoá dày, kị khí, khó thoát nước

Câu 10: Đối với sản xuất nông nghiệp, đất phù sa ở nước ta không thích hợp để trồng cây gì?

  • A. Cây lúa và các cây lương thực khác
  • B. Cây công nghiệp hàng năm
  • C. Cây lấy gỗ
  • D. Rau và hoa màu
 

ĐỀ SỐ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đất bị rửa trôi, xói mòn chiếm diện tích lớn ở các vùng đồi núi do:

  • A. Không sử dụng thuốc trừ sâu, máy móc
  • B. Nạn phá rừng
  • C. Đất không được đưa về đồng bằng để cải tạo
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Quá trình feralit là:

  • A. Quá trình hình thành đất đặc trưng của nước ta
  • B. Quá trình biến đổi đất phù sa thành đất feralit
  • C. Quá trình biến đổi đất feralit thành đất phù sa
  • D. Quá trình cải tiến đất feralit

Câu 3: Đâu không phải khu vực phân bố chủ yếu của đất feralit hình thành trên đá vôi?

  • A. Đông Bắc
  • B. Bắc Trung Bộ
  • C. Tây Nguyên
  • D. Tây Bắc

Câu 4: Đặc điểm cơ bản của thổ nhưỡng nước ta là:

  • A. Tính chất nhiệt đới gió mùa
  • B. Tính chất tơi xốp
  • C. Tính chất giàu dưỡng chất
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Đất phèn là loại đất hình thành ở:

  • A. Ven sông
  • B. Ven biển
  • C. Những vùng trũng nước lâu ngày
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Nhóm đất mùn núi cao phân bố rải rác ở:

  • A. Các khu vực núi có độ cao trên 3 000 m dưới thảm thực vật nhiệt đới
  • B. Các khu vực núi có độ cao từ 2000 – 3000 m dưới thảm thực vật ôn đới núi cao
  • C. Các khu vực núi có độ cao từ 1 600 – 1 700 m trở lên dưới thảm rừng cận nhiệt hoặc ôn đới trên núi
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Trong nhóm đất feralit, ngoại trừ đất feralit hình thành trên đá badan thì phần lớn nhóm đất này có đặc điểm gì?

  • A. Giàu chất dinh dưỡng và tơi xốp
  • B. Giàu chất dinh dưỡng nhưng tơi xốp
  • C. Chua, nghèo các chất badơ và mùn.
  • D. Chua, thiếu nồng độ axit

Câu 8: Đối với sản xuất lâm nghiệp, đất feralit thích hợp để:

  • A. Xây dựng các nhà máy sản xuất và chế biến gỗ.
  • B. Phát triển rừng sản xuất với các loại cây cho giá trị cao như: hương, đinh, táo, nho,…
  • C. Phát triển rừng sản xuất với các loại cây như thông, keo, bạch đàn và các loại cây lấy gỗ khác
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Đây là hình ảnh:

  • A. Cây cà phê trồng trên đất badan
  • B. Cây nho trồng trên đất feralit
  • C. Cây lựu trồng trên đất phù sa
  • D. Cây keo trồng lấy gỗ

Câu 10: Đâu không phải một loại đất phù sa?

  • A. Đất mặn
  • B. Đất xám trên phù sa cổ
  • C. Đất cát ven biển
  • D. Đất mùn núi cao
 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (6 điểm): Trình bày đặc điểm của đất fe-ra-lit ở nước ta

Câu 2 (4 điểm): Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đất bị thoái hóa bao gồm các yếu tố tự nhiên và con người.

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (6 điểm): Trình bày sự phân bố của đất fe-ra-lit ở nước ta.

Câu 2 (4 điểm): Trình bày giá trị sử dụng của đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản ở nước ta.

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nhóm đất feralit chiếm bao nhiêu % diện tích đất tự nhiên của nước ta?

  • A. 15% 
  • B. 25% 
  • C. 45%
  • D. 65%

Câu 2: Đất feralit hình thành trên đá badan phân bố tập trung ở:

  • A. Tây Nguyên
  • B. Đông Nam Bộ
  • C. Bắc Trung Bộ
  • D. Cả A và B.

Câu 3: Đất phèn là loại đất hình thành ở:

  • A. Ven sông
  • B. Ven biển
  • C. Những vùng trũng nước lâu ngày
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Đối với sản xuất nông nghiệp, đất phù sa ở nước ta không thích hợp để trồng cây gì?

  • A. Cây lúa và các cây lương thực khác
  • B. Cây công nghiệp hàng năm
  • C. Cây lấy gỗ
  • D. Rau và hoa màu

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng ở nước ta.

Câu 2 (2 điểm): Để đánh giá được độ phì nhiêu của đất, người ta thường đánh giá những tiêu chí cụ thể nào?

 

ĐỀ SỐ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ở khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, quá trình phong hoá diễn ra:

  • A. Với cường độ yếu tạo nên lớp thổ nhưỡng mỏng
  • B. Với cường độ mạnh tạo nên lớp thổ nhưỡng dày
  • C. Nhanh chóng, đạt đến cực điểm vào mùa đông
  • D. Chậm rãi, suy yếu vào mùa hè

Câu 2: Quá trình feralit là:

  • A. Quá trình hình thành đất đặc trưng của nước ta
  • B. Quá trình biến đổi đất phù sa thành đất feralit
  • C. Quá trình biến đổi đất feralit thành đất phù sa
  • D. Quá trình cải tiến đất feralit

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Ở đồng bằng sông Cửu Long và các ô trũng ở đồng bằng sông Hồng, đất phù sa có một phần diện tích bị nhiễm phèn
  • B. Ở rìa đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ chủ yếu đất xám trên phù sa cổ 
  • C. Duyên hải miền Trung có đất cát ven biển.
  • D. Ở các khu vực ven biển có đất mặn.

Câu 4: Đất bị rửa trôi, xói mòn chiếm diện tích lớn ở các vùng đồi núi do:

  • A. Không sử dụng thuốc trừ sâu, máy móc
  • B. Đất không được đưa về đồng bằng để cải tạo
  • C. Nạn phá rừng
  • D. Tất cả các đáp án trên

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Trình bày giá trị sử dụng của đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản ở nước ta

Câu 2 (2 điểm): Chứng minh tính cấp thiết của việc chống thoái hoá đất ở nước ta.

 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Địa lí 8 Cánh diều bài 9 Thổ nhưỡng Việt Nam, đề kiểm tra 15 phút địa lí 8 cánh diều, đề thi địa lí 8 cánh diều bài 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác