Đề số 5: Đề kiểm tra địa lí 8 Cánh diều bài 9 Thổ nhưỡng Việt Nam

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nhóm đất feralit chiếm bao nhiêu % diện tích đất tự nhiên của nước ta?

  • A. 15% 
  • B. 25% 
  • C. 45%
  • D. 65%

Câu 2: Đất feralit hình thành trên đá badan phân bố tập trung ở:

  • A. Tây Nguyên
  • B. Đông Nam Bộ
  • C. Bắc Trung Bộ
  • D. Cả A và B.

Câu 3: Đất phèn là loại đất hình thành ở:

  • A. Ven sông
  • B. Ven biển
  • C. Những vùng trũng nước lâu ngày
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Đối với sản xuất nông nghiệp, đất phù sa ở nước ta không thích hợp để trồng cây gì?

  • A. Cây lúa và các cây lương thực khác
  • B. Cây công nghiệp hàng năm
  • C. Cây lấy gỗ
  • D. Rau và hoa màu

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng ở nước ta.

Câu 2 (2 điểm): Để đánh giá được độ phì nhiêu của đất, người ta thường đánh giá những tiêu chí cụ thể nào?

 


Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

D

C

C

Tự luận:

Câu 1 (4 điểm):

  • Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng ở nước ta thể hiện qua 3 quá trình: 
    • Quá trình Fe-ra-lit: Là quá trình hình thành đất đặc trưng ở vùng nhiệt đới gió mùa. Khí hậu nhiệt đới gió mùa cùng với địa hình đồi núi dốc thuận lợi cho quá trình rửa trôi các chất ba-zơ và tích tụ ô-xit sắt, ô-xit nhôm => hình thành đất Fe-ra-lit.
    • Quá trình xói mòn - rửa trôi - tích tụ: trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm lớn => Đẩy nhanh quá trình xói mòn - rửa trôi. Vật liệu xói mòn và rửa trôi lắng đọng, tích tụ tại những vùng trũng thấp => Đất phù sa ở đồng bằng. 
    • Quá trình thoái hóa đất: diễn ra chủ yếu ở khu vực đồi núi, do quá trình xói mòn và rửa trôi mạnh mẽ làm cho đất bị thoái hóa mạnh.

Câu 2 (2 điểm):

* Để đánh giá được độ phì nhiêu của đất, người ta thường đánh giá những tiêu chí sau:

  • Khả năng đất đó có thể cung cấp đủ nước, nhiệt độ và không khí không.
  • Khả năng cung cấp những chất dinh dưỡng thiết yếu khác cho thực vật.
  • Thành phần khoáng: chiếm phần lớn trọng lượng của đất, nó gồm những hạt khoáng có màu sắc loang lổ với kích thước to nhỏ không đồng đều nhau.
  • Thành phần hữu cơ: chiếm một tỷ lệ nhỏ trọng lượng của đất, nó tồn tại trong tầng trên cùng của lớp đất và có màu xám thẫm hoặc đen
 

Bình luận

Giải bài tập những môn khác