Đề kiểm tra Lịch sử 8 Cánh diều bài 14: Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á

Đề thi, đề kiểm tra lịch sử 8 Cánh diều bài 14 Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

 

 

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Chính sách cai trị hà khắc, khơi sâu mâu thuẫn chủng tộc, đẳng cấp của thực dân Anh đã:

  • A. Đưa Ấn Độ trở thành một nước có kỉ luật cao, kinh tế phát triển.
  • B. Làm bùng lên làn sóng đấu tranh của nhân dân Ấn Độ dưới nhiều hình thức khác nhau
  • C. Làm cho người dân Ấn Độ không còn dũng khí để đấu tranh.
  • D. Tất cả các đáp án trên. 

Câu 2: Chính sách phát triển kinh tế của thực dân Anh áp đặt lên Ấn Độ đã dẫn đến tình trạng:

  • A. Thừa mứa lương thực
  • B. Thiếu hụt lương thực
  • C. Tầng lớp tư sản thì kiệt quệ còn tầng lớp vô sản dần giàu lên
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Vào nửa sau thế kỉ XIX ở Đông Nam Á, nước nào vẫn giữ được nền độc lập tương đối?

  • A. Myanmar
  • B. Singapore
  • C. Thái Lan
  • D. Brunei

Câu 4: Sự kiện “Cuộc cách mạng bùng nổ, lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, đưa đến sự ra đời nước Cộng hoà Philippines, nhưng sau đó lại bị Mỹ thôn tính.” diễn ra vào thời gian nào?

  • A. 1872
  • B. 1890 – 1895
  • C. 1896 – 1898
  • D. Đầu thế kỉ XX

Câu 5: Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc không diễn ra mạnh mẽ ở nước nào thuộc khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?

  • A. Myanmar
  • B. Indonesia
  • C. Philippines
  • D. Việt Nam

Câu 6: Thực dân Anh hoàn thành việc xâm chiếm và áp đặt ách cai trị lên Ấn Độ vào thời gian nào?

  • A. Giữa thế kỉ XIX
  • B. Đầu thế kỉ XIX
  • C. Hoàn thành xâm chiếm vào đầu thế kỉ XIX và áp đặt ách cai trị vào giữa thế kỉ XIX
  • D. Hoàn thành xâm chiếm vào giữa thế kỉ XIX và áp đặt ách cai trị vào cuối thế kỉ XIX

Câu 7: Từ đầu thế kỉ XVIII, điều gì đã làm cho Ấn Độ suy yếu?

  • A. Sự xâm lăng của thực dân Anh và Pháp
  • B. Cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước
  • C. Thiên tai, dịch bệnh, mất mùa 
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Ở Campuchia, cuộc khởi nghĩa do ai lãnh đạo vào cuối thế kỉ XIX đã gây cho Pháp nhiều thiệt hại lớn?

  • A. Acha Soa
  • B. Pucombo
  • C. Hoàng thân Si Votha
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Phong trào nào diễn ra ở Philippines từ 1896 – 1897?

  • A. Cuộc đấu tranh theo đường lối ôn hoà của Liên minh Philippines do Jose Rizal thành lập.
  • B. Khởi nghĩa Bonifacia theo xu hướng bạo động.
  • C. Khởi nghĩa Achar Soa chống lại triều đình thân Pháp và thực dân Pháp.
  • D. Hoàng thân Si Thavo lãnh đạo nhân dân chống thực dân Pháp và xây dựng vương quốc độc lập Cơ-rắc.

Câu 10: Đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á:

  • A. Tiếp tục lan rộng dưới nhiều hình thức khác nhau, có sự tham gia của nhiều tầng lớp xã hội. 
  • B. Không còn nở rộ như ở cuối thế kỉ XIX.
  • C. Ngày càng hỗn loạn, vô tổ chức do ham muốn lật đổ chính quyền xâm lược nhanh chóng
  • D. Cả A và C.
 

ĐỀ SỐ 2

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Năm 1885, Anh hoàn thành xâm chiếm:

  • A. Myanmar
  • B. Malaysia
  • C. Indonesia
  • D. Timor Leste

Câu 2: Chính sách phát triển kinh tế của thực dân Anh áp đặt lên Ấn Độ đã dẫn đến tình trạng:

  • A. Thừa mứa lương thực
  • B. Thiếu hụt lương thực
  • C. Tầng lớp tư sản thì kiệt quệ còn tầng lớp vô sản dần giàu lên
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Từ nửa sau thế kỉ XIX, các đồn điền ở Ấn Độ được lập ra chỉ trồng:

  • A. Trà, cà phê, bông, vải, thuốc phiện,..
  • B. Các loại rau
  • C. Các loại cây lương thực: lúa mì, ngô, lúa gạo,…
  • D. Các loại cây lấy gỗ giá trị cao.

Câu 4: Câu nào sau đây đúng về cuộc khởi nghĩa Sepoy?

  • A. Binh lính người bản xứ nổi dậy chống lại các chỉ huy người Anh. 
  • B. Cuộc khởi nghĩa lan khắp miền Bắc và miền Trung Ấn Độ. 
  • C. Năm 1859, quân đội Anh dập tắt cuộc khởi nghĩa.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Ba nước Đông Dương trở thành thuộc địa của Pháp từ khi nào?

  • A. Đầu thế kỉ XIX
  • B. Cuối thế kỉ XIX
  • C. Đầu thế kỉ XX
  • B. Cuối thế kỉ XX

Câu 6: Ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX, thực dân Anh đã thi hành chính sách gì về xã hội?

  • A. Chính sách "ngu dân"
  • B. Khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động
  • C. Giáo dục những tư tưởng cấp tiến
  • D. Cả A và B.

Câu 7: Từ đầu thế kỉ XVIII, điều gì đã làm cho Ấn Độ suy yếu?

  • A. Sự xâm lăng của thực dân Anh và Pháp
  • B. Cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước
  • C. Thiên tai, dịch bệnh, mất mùa 
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Tháng 10/1873 diễn ra sự kiện nào ở Indonesia?

  • A. Khởi nghĩa nổ ra ở Tây Sumatra
  • B. Khởi nghĩa nổ ra ở Đông Sumatra
  • C. Nhân dân A-chê anh dũng chiến đấu chống 3.000 quân Hà Lan đổ bộ lên vùng này
  • D. Nhân dân A-chê anh dũng chiến đấu chống 3.000 quân Pháp đổ bộ lên vùng này.

Câu 9: Nhân dân Việt Nam ở Nam Bộ và Tây Nguyên đã đoàn kết, phối hợp chiến đấu với nhân dân Campuchia, Lào chống Pháp. Đây là những biểu hiện bước đầu của:

  • A. Sự hợp nhất 3 nước Đông Dương thành một.
  • B. Liên minh chiến đấu ba dân tộc chống kẻ thù chung
  • C. Phương pháp đoàn kết đánh giặc.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Từ năm 1875 đến 1885, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân Ấn Độ liên tục diễn ra, đã tác động đến tầng lớp trí thức và tư sản Ấn Độ.
  • B. Năm 1885, giai cấp tư sản Ấn Độ thành lập Đảng Quốc dân Đại hội.
  • C. Trong 20 năm đầu, Đảng Quốc đại chủ trương đấu tranh ôn hoà yêu cầu thực dân Anh thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội và tạo điều kiện để giai cấp tư sản được tham gia các hội đồng tự trị.
  • D. Kể từ M. Gandhi nắm quyền Đảng Quốc đại vào năm 1889, Đảng Quốc đại trở nên hùng mạnh, áp đảo về thực dân Anh trong việc tác động đến người dân.
 

ĐỀ SỐ 3

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

Câu 1: Trình bày những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX.

Câu 2: Nêu những hậu quả của sự thống trị của Anh ở Ấn Độ.

 

ĐỀ SỐ 4

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

Câu 1: Các tiểu vương quốc đầu tiên đã được hình thành bao giờ và ở khu vực nào trên đất nước Ấn Độ?

Câu 2: Theo em, vì sao liên minh chiến đấu giữa nhân dân ba nước Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia được hình thành ngay từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

 

ĐỀ SỐ 5

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ba nước Đông Dương trở thành thuộc địa của Pháp từ khi nào?

  • A. Đầu thế kỉ XIX
  • B. Cuối thế kỉ XIX
  • C. Đầu thế kỉ XX
  • B. Cuối thế kỉ XX

Câu 2: Chính sách cai trị hà khắc, khơi sâu mâu thuẫn chủng tộc, đẳng cấp của thực dân Anh đã:

  • A. Đưa Ấn Độ trở thành một nước có kỉ luật cao, kinh tế phát triển.
  • B. Làm bùng lên làn sóng đấu tranh của nhân dân Ấn Độ dưới nhiều hình thức khác nhau
  • C. Làm cho người dân Ấn Độ không còn dũng khí để đấu tranh.
  • D. Tất cả các đáp án trên. 

Câu 3: Ở Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược nổ ra ngay từ giữa thế kỉ XIX, nổi bật là:

  • A. Phong trào Cần vương (1885 – 1896)
  • B. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1880 – 1925)
  • C. Xô Viết Nghệ - Tĩnh (1931 – 1938)
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về Jose’ Rizal?

  • A. Là người lãnh đạo Liên minh Philippines
  • B. Bị thực dân Tây Ban Nha bắt giam và xử tử năm 1896
  • C. Ngày nay, ở Thủ đô Manila, tại nơi ông bị xử tử, người ta đã xây dựng quảng trường mang tên ông.
  • D. Trong phong trào giải phóng dân tộc, ông đi theo xu hướng bạo động.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu những nét chính về tình hình chính trị, xã hội ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX. 

Câu 2: Theo em, vì sao liên minh chiến đấu giữa nhân dân ba nước Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia được hình thành ngay từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

 

ĐỀ SỐ 6

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cuộc khởi nghĩa Sepoy bùng nổ vào thời gian nào?

  • A. 04/04/1858
  • B. 17/06/1879
  • C. 10/05/1857
  • D. 34/05/1865

Câu 2: Khởi nghĩa Yên Thế do ai lãnh đạo?

  • A. Vua Hàm Nghi
  • B. Nguyễn Tri Phương
  • C. Phan Đình Phùng
  • D. Hoàng Hoa Thám

Câu 3: Từ đầu thế kỉ XVIII, điều gì đã làm cho Ấn Độ suy yếu?

  • A. Sự xâm lăng của thực dân Anh và Pháp
  • B. Cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước
  • C. Thiên tai, dịch bệnh, mất mùa 
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Sự kiện nào đánh dấu bước hoàn thành việc chinh phục Ấn Độ của thực dân Anh?

  • A. Ngày 01/01/1877, Nữ hoàng Anh Victoria tuyên bố đồng thời là Nữ hoàng Ấn Độ
  • B. Ngày 02/05/1870, Thủ tướng Anh tuyên bố sáp nhập Ấn Độ vào với chính quốc.
  • C. Ngày 10/10/1881, Tuyên ngôn Độc lập của Ấn Độ ra đời.
  • D. Tháng 11/1885, Anh tiêu diệt toàn bộ lực lượng chống lại Anh trên toàn cõi Ấn Độ.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Chính sách chủ yếu mà thực dân Anh áp dụng để cai trị Ấn Độ là gì? 

Câu 2: Có ý kiến cho rằng “Vào nửa sau thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đến Ấn Độ và các nước Đông Nam Á là để “khai hóa văn minh”? Em đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Lịch sử 8 Cánh diều bài 14 Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á, đề kiểm tra 15 phút lịch sử 8 cánh diều, đề thi lịch sử 8 cánh diều bài 14

Bình luận

Giải bài tập những môn khác