Đề thi giữa kì 1 Lịch sử 8 Cánh diều: Đề tham khảo số 1

Đề tham khảo số 1 giữa kì 1 Lịch sử 8 Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (0,25 điểm). Thành tựu nào sau đây ở nước Anh đã mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới?

  • A. Chế tạo ra máy dệt chạy bằng sức nước.
  • B. Sáng chế thành công đầu máy xe lửa.
  • C. Sáng chế ra máy kéo sợi Gien-ni.
  • D. Phát minh ra máy hơi nước kiểu mới.

Câu 2 (0,25 điểm). Biểu hiện nào sau đây không đúng bối cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời của Vương triều Mạc?

  • A. Đất nước ở trong tình trạng bị chia cắt.
  • B. Quan lại và địa chủ hoành hành.
  • C. Các thế lực phong kiến tranh chấp quyền lực.
  • D. Nhân dân nổi dậy đấu tranh ở nhiều địa phương.

Câu 3 (0,25 điểm). Khi mới thành lập, phủ Gia Định gồm hai huyện nào?

  • A. Phước Long và Tân Bình.              
  • B. Tân Bình và Bến Nghé.
  • C. Thái Khang và Phước Long.          
  • D. Tân Bình và Diên Ninh.

Câu 4 (0,25 điểm). Cuộc khởi nghĩa nông dân nào sau đây không diễn ra ở thế kỉ XVIII?

  • A. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất.
  • B. Khởi nghĩa Yên Thế.
  • C. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương.
  • D. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu.

Câu 5 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây là điểm mới về hoạt động ngoại thương của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII?

  • A. Thăng Long (Hà Nội) trở thành trung tâm buôn bán duy nhất của cả nước.
  • B. Vân Đồn (Quảng Ninh) trở thành nơi duy nhất buôn bán với nước ngoài.
  • C. Thu hút được nhiều thương nhân châu Âu đến Đại Việt buôn bán.

Câu 6 (0,25 điểm). Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ cũng mang tính chất là một cuộc cách mạng tư sản vì lí do cơ bản nào sau đây?

  • A. Thành lập một quốc gia mới, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản phát triển.
  • B. Xóa bỏ được mọi áp bức trong xã hội, thúc đẩy kinh tế tư bản phát triển.
  • C. Cổ vũ phong trào đấu tranh giành độc lập ở khu vực Mỹ La – tinh.
  • D. Sử dụng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng.

Câu 7 (0,25 điểm). Dưới tác động của quá trình xâm lược và khai thác thuộc địa của thực dân phương Tây, xã hội Đông Nam Á có chuyển biến nào sau đây?

  • A. Xuất hiện giai cấp địa chủ.
  • B. Xuất hiện các giai cấp và tầng lớp mới.
  • C. Tầng lớp quý tộc mới chiếm tỉ lệ đông đảo nhất.
  • D. Xuất hiện thêm giai cấp địa chủ và tư sản.

Câu 8 (0,25 điểm). Đâu là nguyên nhân dẫn đến phong trào Tây Sơn bùng nổ năm 1771?

  • A. Triều đình Mãn Thanh đưa quân xâm lược Đại Việt.
  • B. Nguyễn Ánh cầu viện vua Xiêm đem quân sang giúp đỡ.
  • C. Chính quyền phong kiến đã khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
  • D. Trương Phúc Loan tạo phản, lật đổ chính quyền chúa Nguyễn.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm). Trình bày những nét chính về tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong trong các thế kỉ XVI – XVIII.

Câu 2 (1,0 điểm). Theo em, những hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải có ý nghĩa gì đối với quá trình xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

 Câu 3 (0,5 điểm). Em có đồng ý với ý kiến: “Thế kỉ XVI – XVIII trong lịch sử dân tộc là hai thế kỉ của xung đột và chia cắt đất nước” hay không?Vì sao?

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

D

A

A

B

C

A

B

C

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

Những nét chính về tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong trong các thế kỉ XVI – XVIII:

* Ở Đàng Ngoài:

- Sản xuất nông nghiệp bị sa sút nghiêm trọng. Tình trạng biến ruộng công thành ruộng tư ngày càng phổ biến.

- Người nông dân mất ruộng đất, buộc phải lĩnh canh, nộp tô cho địa chủ, nộp thuế cho Nhà nước và thực hiện nhiều nghĩa vụ khác.

- Tình trạng thiên tai, mất mùa, đói kém,... khiến nông dân nghèo ở nhiều địa phương phải bỏ làng đi phiêu tán.

* Ở Đàng Trong:

- Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên nông nghiệp phát triển rõ rệt, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Hình thành tầng lớp địa chủ lớn.

- Tình trạng nông dân bị bần cùng hoá do mất ruộng đất chưa nghiêm trọng như ở Đàng Ngoài.

Câu 2:

Ý nghĩa những hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải đối với quá trình xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa:

- Các hoạt động của hai tổ chức:

+ Chức năng: khai thác tài nguyên biển; kiểm soát quản lí biển đảo.

+ Nhiệm vụ: thu lượm hàng hóa của những con tàu bị đắm (gươm, súng, vàng, bạc, đỗ đồng, thiếc, chì,...), các hải sản quý (đồi mồi, ba ba, hải sâm,...).

- Ý nghĩa của các hoạt động này:

+ Từng bước xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo này.

+ Khẳng định quá trình khai thác, thực thi chủ quyền từ rất sớm của người Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Câu 3:

Đồng ý với ý kiến “Thế kỉ XVI – XVIII trong lịch sử dân tộc là hai thế kỉ của xung đột và chia cắt đất nước”.

*Giải thích:

- Cuộc xung đột Nam – Bắc triều diễn ra trong gần 60 năm (1533 – 1592). Cuối cùng, Nam triều chiếm được Thăng Long (Đông Kinh), nhà Mạc chạy lên Cao Bằng, xung đột chấm dứt. Hậu quả là đất nước bị chia cắt, trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn, đời sống nhân dân khốn cùng.

- Cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn diễn ra trong gần nửa thế kỉ (1627 – 1672). Toàn bộ vùng Quảng Bình, Hà Tĩnh ngày nay trở thành chiến trường ác liệt. Cuối cùng, hai bên lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới, phân chia đất nước thành Đàng Ngoài và Đàng Trong. Tình trạng đó kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia – dân tộc.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi giữa kì 1 Lịch sử 8 cánh diều Đề tham khảo số 1, đề thi giữa kì 1 Lịch sử 8 CD, đề thi Lịch sử 8 giữa kì 1 cánh diều Đề tham khảo số 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác