Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 8 Cánh diều: Đề tham khảo số 2

Đề tham khảo số 2 cuối kì 1 Lịch sử 8 Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Câu 1 (0,25 điểm). Khi chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các nước đế quốc Âu – Mỹ đều xuất hiện đặc điểm như nào đây?

  • A. Tiến hành cách mạng công nghiệp và đẩy mạnh cải cách kinh tế, xã hội.  
  • B. Tăng cường hoạt động giao lưu văn hóa với các nước châu Á và châu Phi. 
  • C. Xuất hiện các tổ chức độc quyền, mở rộng thị trường, xâm chiếm thuộc địa. 
  • D. Đẩy mạnh cuộc phát kiến địa lí và cổ động phong trào Văn hóa Phục hưng.

Câu 2 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không đúng về ý nghĩa lịch sử về thắng lợi của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc?

  • A. Thể hiện và chứng minh sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân. 
  • B. Xóa bỏ ranh giới sông Gianh đã đặt cơ sở cho việc thống nhất đất nước.
  • C. Nhờ tài chỉ huy và nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ - Quang Trung.   
  • D. Đã góp phần vào bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.     

Câu 3 (0,25 điểm). Ý nào sau đây không đúng về nghệ thuật của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII?

  • A. Xuất hiện nghệ thuật múa rối.
  • B. Điêu khắc gỗ trong các đình, chùa với những nét chạm khắc tinh xảo.
  • C. Nghệ thuật sân khấu phát triển với các loại hình như chèo, tuồng…
  • D. Xuất hiện nghệ thuật tranh dân gian như tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống…

Câu 4 (0,25 điểm). Vì sao các cuộc đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản chủ nghĩa trong những năm 1848 – 1849 cuối cùng bị thất bại?

  • A. Thiếu sự liên minh giai cấp. 
  • B. Thiếu đoàn kết, chưa có đảng lãnh đạo.
  • C. Chưa có tổ chức thống nhất.
  • D. Thiếu đoàn kết, chưa có tổ chức thống nhất. 

Câu 5 (0,25 điểm). Trong quá trình diễn ra Chiến tranh thế giới thứ nhất, sự kiện nào sau đây đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện chính trị thế giới?

  • A. Thái tử Áo – Hung bị tổ chức “Bàn tay đen” ở Xéc – bi ám sát (6 – 1914).  
  • B. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, nước Nga Xô viết ra đời (1917).    
  • C. Nước Mỹ tham gia chiến tranh và đứng về phe Hiệp ước ( 4 – 1917).
  • D. Hội nghị Véc – xai (1919 – 1920) họp giải quyết các vấn đề về chiến tranh.   

Câu 6 (0,25 điểm). Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga?

  • A. Giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc trong đế quốc Nga được giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột.   
  • B. Đã đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, thành lập bộ máy nhà nước mới đại diện cho quyền lợi của người lao động.   
  • C. Đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới, đồng thời mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.  
  • D. Tạo điều kiện cho V. I. Lê – nin thành lập tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân thế giới. 

Câu 7 (0,25 điểm). Năm 1807, nước Mỹ đã đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực kĩ thuật?

  • A. Sáng tạo ra đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.   
  • B. Đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên.  
  • C. Phát minh ra máy điện tín. 
  • D. Chế tạo ra được các loại xe lửa có nhiều toa.   

Câu 8 (0,25 điểm). Tác dụng của văn học tiến bộ trong cuộc đấu tranh vì quyền sống và hạnh phúc của nhân dân là gì?

  • A. Vạch trần bộ mặt thật của xã hội tư bản, đấu tranh cho tự do hạnh phúc và chính nghĩa.  
  • B. Dùng văn học làm vũ khí chống bọn cầm quyền.
  • C. Ca ngợi cuộc đấu tranh vì tự do của nhân dân.  
  • D. Cổ vũ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm). Nêu ý nghĩa lịch sử và tác động của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đối với nước Nga và lịch sử nhân loại. 

Câu 2 (1,0 điểm). Theo em, vì sao Đức được gọi là “Đế quốc quân phiệt hiếu chiến”?

Câu 3 (0,5 điểm). Có ý kiến cho rằng “Phong trào Tây Sơn bùng nổ là một tất yếu của lịch sử”. Em đồng ý hay không đồng ý với quan điểm này? Tại sao?

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

C

A

D

B

D

B

A

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

- Đối với nước Nga:

+ Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã xóa bỏ chính quyền của giai cấp tư sản và địa chủ, lập chính quyền Xô Viết của nhân dân lao động.

+ Nước Nga đã bước vào thời kì tự do và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.

- Đối với thế giới:

+ Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, chỉ ra cho họ con đường đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản để đi tới thắng lại.

+ Mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

Tác động của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến lịch sử nhân loại và cục diện chính trị thế giới:

+ Nước Nga ra đời, chặt đứt một khâu yếu nhất của hệ thống đế quốc chủ nghĩa.

+ Tạo ra một chế độ xã hội chủ nghĩa đối lập với chế độ tư bản chủ nghĩa.

Câu 2:

 Đức được gọi là “Đế quốc quân phiệt hiếu chiến” vì:

- Quân phiệt: chính sách phản động trong việc vũ trang và tiến hành chiến tranh xâm lược. Dựa vào quân đội để nắm quyền, đàn áp nhân dân và các phe đối lập chống lại chúng.

- Hiếu chiến: thái độ, âm mưu của các nước mạnh luôn tìm cách gây chiến tranh với các nước khác, dùng sức mạnh giải quyết tranh chấp. 

- Giải thích:

+ Đức chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống quân phiệt phổ, thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực.

+ Do kinh tế phát triển mạnh nhưng bị thua thiệt do ít thuộc địa, giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực chia lại thị trường.

Câu 3:

Đồng ý với quan điểm“Phong trào Tây Sơn bùng nổ là một tất yếu của lịch sử”.

* Giải thích:

- Nổ ra trong bối cảnh chính quyền phong kiến suy yếu, khủng hoảng trầm trọng. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với chính quyền phong kiến.

- Giải quyết được các nhiệm vụ lịch sử: lật đổ các chính phong kiến; đánh đuổi giặc ngoại xâm; đặt cơ sở cho sự thống nhất đất nước.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 8 cánh diều Đề tham khảo số 2, Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 8 CD, đề thi Lịch sử 8 cuối kì 1 cánh diều Đề tham khảo số 2

 

Bình luận

Giải bài tập những môn khác