Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 8 Cánh diều: Đề tham khảo số 5

Đề tham khảo số 5 cuối kì 1 Lịch sử 8 Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Câu 1 (0,25 điểm). Nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1788 – 1789) có điểm gì khác biệt so với ba cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)?

  • A. Lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt.    
  • B. Chủ động tấn công chặn trước kế hoạch của giặc. 
  • C. Rút lui chiến lược, chớp thời cơ tiến hành phản công. 
  • D. Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”. 

Câu 2 (0,25 điểm). Ý nào sau đây không đúng về tư tưởng, tôn giáo của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII?

  • A. Phật giáo và Đạo giáo được phục hồi và phát triển.   
  • B. Nhiều chùa mới được xây dựng như chùa Quỳnh Lâm, chùa Thiên Mụ…
  • C. Thiên Chúa giáo được truyền bá bởi các giáo sĩ phương Tây theo thuyền buôn vào Đại Việt.    
  • D. Nho giáo không được đề cao trong giáo dục và khoa cử.

Câu 3 (0,25 điểm). Chuyển biến nào là quan trọng nhất trong đời sống kinh tế của các nước tư bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

  • A. Kinh tế công nghiệp phát triển.  
  • B. Sự hình thành các công ty độc quyền. 
  • C. Đẩy mạnh quá trình xâm lược các thuộc địa. 
  • D. Sự phát triển kinh tế và thuộc địa không đều nhau.

Câu 4 (0,25 điểm). Chuyển biến về kinh tế và chính trị của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX phản ánh:

  • A. sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản.   
  • B. sự phát triển nhảy vọt của các nước tư bản.  
  • C. sự khủng hoảng, suy thoái của các nước tư bản.  
  • D. sự phát triển không đều giữa chủ nghĩa tư bản. 

Câu 5 (0,25 điểm). Hội Liên hiệp Lao động quốc tế (Quốc tế thứ nhất) được thành lập để đáp ứng yêu cầu nào của phong trào công nhân giữa thế kỉ XIX?

  • A. Đoàn kết và lãnh đạo phong trào công nhân thế giới.
  • B. Đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội trong công nhân.
  • C. Đoàn kết công nhân chống chủ nghĩa quân phiệt.  
  • D. Tổ chức công nhân đấu tranh chống chiến tranh đế quốc. 

Câu 6 (0,25 điểm). Tại sao có thể khẳng định Cách mạng tháng Mười Nga (1917) mang tính chất của cách mạng giải phóng dân tộc?

  • A. Cách mạng đã giải quyết vấn đề thị trường dân tộc. 
  • B. Cách mạng đã đánh đuổi giặc ngoại xâm. 
  • C. Cách mạng đã giải phóng cho các dân tộc bị đế quốc Nga thống trị. 
  • D. Cách mạng đã giải phóng cho giai cấp nông dân.   

Câu 7 (0,25 điểm). Bản xô nát Ánh trăng do nhạc sĩ nổi tiếng nào soạn?  

  • A. Nhạc sĩ Mô – da (Áo).     
  • B. Nhạc sĩ Sô – panh (Ba Lan).   
  • C. Nhạc sĩ Bét – tô – ven (Đức).   
  • D. Nhạc sĩ Bach (Đức).

Câu 8 (0,25 điểm). Phát minh nào sau đây không phải là thành tựu về khao học trong các thế kỉ XVIII – XIX? 

  • A. Công bố “bản đồ gen người”.
  • B. Định luật bảo toàn về vật chất và năng lượng.
  • C. Thuyết tiến hóa và di truyền.   
  • D. Định luật vạn vật hấp dẫn.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm). Hãy nêu những nét chính về tình hình phát triển kinh tế Đại Việt trong các thể kỉ XVI – XVIII?

Câu 2 (1,0 điểm). Vì sao nước Nga phải tiến hành hai cuộc cách mạng trong năm 1917?

Câu 3 (0,5 điểm). Công chúa Ngọc Hân đã từng viết:

“Mà nay áo vải cờ đỏ

Giúp dân dựng nước, xiết bao công trình”

 Câu thơ trên đang nhắc đến nhân vật lịch sử nào? Câu thơ trên có ý nghĩa như thế nào?

Hướng dẫn trả lời

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8
ADBAACCA
  • B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

 Nêu những nét chính về tình hình kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII:

 - Về nông nghiệp:

+ Đàng Ngoài: nền nông nghiệp sa sút nghiêm trọng. Tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang, vỡ đê, mất mùa diễn ra ở nhiều nơi.

+ Đàng Trong: Chúa Nguyễn thi hành nhiều chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp và khai hoang nền kinh tế có bước phát triển, diện tích đất canh tác được mở rộng.

- Về thủ công nghiệp:

+ Phát triển mạnh với nhiều làng nghề truyền thống khắp Đàng Trong và Đàng Ngoài. 

+ Hoạt động khai mỏ có quy mô lớn hơn.

- Về thương nghiệp:

+ Buôn bán với nước ngoài phát triển. Các đô thị hưng thịnh và trở thành trung tâm buôn bán lớn, nơi giao thương với các thương nhân nước ngoài như: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An…

+ Nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn do chính sách hạn chế ngoại thương của chính quyền phong kiến.

Câu 2:

 Nước Nga phải tiến hành hai cuộc cách mạng vào năm 1917, vì:

- Cách mạng dân chủ tư sản tháng 2/1917:

+ Trước cách mạng nước Nga là nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng. Kinh tế bị kìm hãm, công nông nghiệp còn rất lạc hậu, đời sống người dân thấp nhất châu Âu.

+ Vì thế cần có một cuộc cách mạng dân chủ tư sản để xóa đi sự cản trở phong kiến mở đường cho nước Nga phát triển.

- Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10/1917:

+ Sau khi Cách mạng tháng 2/1917 thắng lợi, hình thái hai chính quyền song song tồn tại. Chính phủ lâm thời tư sản Nga không triệt để xóa phong kiến mà còn cấu kết với quý tộc phong kiến tiếp tục chiến tranh với Đức.

+ Do vậy, muốn giải phóng mọi sự cản ngại nước Nga phải tiến hành cách mạng vô sản lật độ chính phủ tư sản, thiết lập nhà nước công nông tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. 

Câu 3:

Câu thơ “Mà nay áo vải cờ đỏ/ Giúp dân dựng nước, xiết bao công trình” là câu thơ mà công chúa Ngọc Hân viết để ca ngợi công lao của Nguyễn Huệ - Quang Trung.

* Ý nghĩa:

+ Hình ảnh “áo vải cờ đỏ” với ý nghĩa Quang Trung là người anh hùng nông dân, xuất thân từ nông dân, đứng lên phất cờ khởi nghĩa, được nhân dân ủng hộ.

+ Ông đã cùng anh em của mình chiến đầu từ những ngày đầu, có chủ trương đúng đắn nên đã chấm dứt được tình trạng phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài, đặt cơ sở khôi phục quốc gia.

+ Sau này ông còn là người lãnh đạo tài tình, sáng suốt và giành được thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

(Lưu ý: HS giải thích ý nghĩa phù hợp, đúng nội dung bài học đạt điểm tối đa.)

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 8 cánh diều Đề tham khảo số 5, Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 8 CD, đề thi Lịch sử 8 cuối kì 1 cánh diều Đề tham khảo số 5

 

Bình luận

Giải bài tập những môn khác