Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 8 Cánh diều: Đề tham khảo số 2

Đề tham khảo số 2 giữa kì 2 Lịch sử 8 Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Câu 1 (0,25 điểm). Cuộc chiến tranh thuốc phiện do thực dân Anh gây ra ở Trung Quốc vào thời gian nào?  

  • A. Từ tháng 6/1840 đến tháng 7/1842.
  • B. Từ tháng 8/1840 đến tháng 6/1842.    
  • C. Từ tháng 6/1840 đến tháng 8/1842.    
  • D. Từ tháng 6/1840 đến tháng 6/1842.

Câu 2 (0,25 điểm).  Cuộc cải cách Minh Trị (1868) được gọi là gì?

  • A. Cuộc cách mạng Minh Trị.      
  • B. Cuộc Duy tân Minh Trị.
  • C. Cuộc canh tân Minh Trị.  
  • D. Cuộc đổi mới Minh Trị.

Câu 3 (0,25 điểm). Về kinh tế, chính sách của thực dân Anh đã:

  • A. biến Ấn Độ thành thị trường lớn của Anh.     
  • B. biến Ấn Độ thành trung tâm sản xuất lớn về công nghiệp.    
  • C. giúp Ấn Độ có hệ thống hạ tầng hiện đại.    
  • D. khiến Ấn Độ có hệ thống đường sắt yếu kém và lạc hậu.  

Câu 4 (0,25 điểm). Đứng đầu bộ máy cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ:

  • A. Toàn quyền.      
  • B. Thống lĩnh.     
  • C. Hoàng gia.  
  • D. Hoàng đế.    

Câu 5 (0,25 điểm). Năm 1827, vua Minh Mạng đã có nhận xét: “coi chơi pháp luật hư vãn… chỉ cốt lấy tiền, không được thì buộc vào tội”. Nhận xét trên của vua Minh Mạng nói đến vấn đề nào trong tình hình xã hội thời Nguyễn?

  • A. Tình trạng nhân dân bị bóc lột tàn bạo.   
  • B. Tệ tham quan ô lại dưới triều Nguyễn.
  • C. Ví quan lại như bọn giặc cướp.     
  • D. Xã hội giai cấp địa chủ và nông dân tồn tại.    

Câu 6 (0,25 điểm). Tại sao các đô thị như Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà đều tàn lụi dưới triều Nguyễn?

  • A. Nhà nước giữ độc quyền về ngoại thương.    
  • B. Các mặt hàng thủ công suy giảm về mẫu mã chất lượng.    
  • C. Công nghiệp cơ khí phát triển hạn chế.    
  • D. Thực dân Pháp giở chiêu trò kìm hãm.      

Câu 7 (0,25 điểm). “Phong trào Cần vương mặc dù gây cho Pháp nhiều thiệt hại nhưng không có đóng góp cho phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam”. Đây là nhận định:

  • A. đúng, vì phong trào không giành được độc lập cho Việt Nam.  
  • B. sai, vì phong trào khiến cho thực dân Pháp không thể thống trị được như cũ.      
  • C. sai, vì phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho cách mạng sau này.      
  • D. đúng, vì phong trào đánh dấu sự thất bại của khuynh hướng phong kiến.   

Câu 8 (0,25 điểm). Cuộc khởi nghĩa nào sau đây được Nguyễn Ái Quốc đánh giá “còn mang nặng cốt cách phong kiến”?

  • A. Khởi nghĩa Hương Khê.   
  • B. Khởi nghĩa Yên Thế.   
  • C. Khởi nghĩa Ba Đình.   
  • D. Khởi nghĩa Bãi Sậy.   

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm).

  • a. Trình bày quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của nhà Nguyễn.
  • b. Anh/ chị hãy đề xuất biện pháp bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam hiện nay.

Câu 2 (1,0 điểm). Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Nguyễn. 

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

B

A

A

B

A

C

B

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

a. Trình bày quá trình xác lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của nhà Nguyễn:

- Nhà Nguyễn đã thực thi nhiều biện pháp quan trọng với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa như: thiết lập đơn vị hành chính, tiến hành đo dạc, vẽ bản đồ, dựng bia chủ quyền…

+ Năm 1803: Tái lập đội Hoàng Sa làm nhiệm vụ đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ…

+ Năm 1816: Cầm cờ xác định chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa.

+ Năm 1833: Dựng bia chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa.

+ Năm 1836: Nhà Nguyễn quy định hằng năm cử người ra Hoàng Sa cầm mốc, dựng bia chủ quyền.

+ Năm 1869: Nhà Nguyễn cử người ra quần đảo Trường Sa hỗ trợ hơn 500 người nước ngoài bị mắc cạn.

-> Bản đồ hành chính “Đại Nam nhất thống toàn đồ” dưới thời vua Minh Mạng là những bằng chính khẳng định chủ quyền quốc gia của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

b. Đề xuất biện pháp:

 - Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển phát triển mạnh.

- Xây dựng lực lượng quản lí, bảo vệ biển, đảo về mọi mặt.

- Thực hiện công tác đối ngoại quốc phòng, đẩy mạnh tuyên truyền về chủ quyền biển đảo.

- Xây dựng phòng thủ trên các quần đảo…..

(HS có thể trình bày nhiều đề xuất khác nhau về biện pháp bảo vệ chủ quyền biển đảo, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng thì đạt điểm tối đa.)

Câu 2:

* Trình bày tình hình kinh tế dưới thời Nguyễn:

- Về nông nghiệp: nhà Nguyễn đã quan tâm đến việc tổ chức khai hoang, di dân lập ấp, lập đồn điền ở nhiều tỉnh phía bắc và phía nam… Tuy nhiên, do địa chủ, cường hào bao chiếm ruộng đất nên nông dân vẫn không có ruộng để vày cấy, phải lưu vong. Ở các tình phía bắc, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.

- Về thủ công nghiệp: nhà Nguyễn lập xưởng đúc tiền, sản xuất vũ khí, đòng tàu ở kinh đô Huế, Hà Nội, Gia Định và tập trung thợ giỏi ở các địa phương về làm việc. Duy trì nhiều làng nghề và sản phẩm nổi tiếng tuy nhiên do chế độ công tượng và thuế khóa nặng nề nên sản xuất thủ công kém phát triển.

- Về thương nghiệp: nhà Nguyễn sửa sang đường sá, đào sông ngòi để thuận tiện đi lại, nhiều chợ làng và chợ huyện được mở thêm.

- Về ngoại thương: duy trì buôn bán với Trung Quốc và các nước trong khu vực với những sản phẩm chủ yếu là gạo, đường, vũ khí.. Tuy nhiên hạn chế trao đổi buôn bán với các nước phương Tây.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 8 cánh diều Đề tham khảo số 2, đề thi giữa kì 2 Lịch sử 8 CD, đề thi Lịch sử 8 giữa kì 2 cánh diều Đề tham khảo số 2

 

Bình luận

Giải bài tập những môn khác