Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 8 cánh diều bài 14 Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 bài 14 Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nạn đói diễn ra vào khoảng thời gian nào ở Ấn Độ?

  • A. Vào cuối thế kỉ XIX
  • B. Vào cuối thế kỉ XX
  • C. Vào đầu thế kỉ XV
  • D. Vào đầu thế kỉ XIX

Câu 2: Đến giữa thế kỉ XIX, nước thực dân nào đã đặt được ách thống trị ở Ấn Độ?  

  • A. Bồ Đào Nha.  
  • B. Pháp.  
  • C. Hà Lan.  
  • D. Anh.

Câu 3: Cuộc đấu tranh nào của nhân dân Ấn Độ chống Anh diễn ra từ năm 1857-1859?

  • A. Khởi nghĩa Bom-bay.  
  • B. Khởi nghĩa Cancutta.  
  • C. Khởi nghĩa Xi-pay.  
  • D. Khởi nghĩa Mumbai.

Câu 4: Đảng Quốc đại được thành lập nhằm mục đích gì?  

  • A. Lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc  
  • B. Thỏa hiệp với thực dân Anh  
  • C. Dựa vào Anh đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ  
  • D. Giành quyền tự trị, phát triển kinh tế dân tộc

Câu 5: Chính sách thống trị của thực dân Anh không dẫn đến hậu quả gì ở Ấn Độ?  

  • A. Nhân dân Ấn Độ bị bần cùng, chết đói ngày càng nhiều  
  • B. Mâu thuẫn giữa các giai cấp, tôn giáo bị khơi sâu  
  • C. Thủ công nghiệp địa phương bị phá sản  
  • D. Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, cạnh tranh với hàng hóa Anh

Câu 6: Ý nghĩa quan trọng nhất của các phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1875-1885 là  

  • A. Làm lung lay nền thống trị của thực dân Anh  
  • B. Thúc đẩy giai cấp tư sản Ấn Độ đứng lên đấu tranh  
  • C. Thắt chặt khối đoàn kết dân tộc ở Ấn Độ  
  • D. Giành được quyền tự trị, thúc đẩy nền kinh tế dân tộc phát triển

Câu 7: Thực dân Anh cai trị Ấn Độ dưới hình thức nào?

  • A. Trực trị
  • B. Tự trị
  • C. Gián trị
  • D. Phụ thuộc

Câu 8: Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ đầu thế kỉ XX có điểm gì mới so với thời kì giữa thế kỉ XIX?

  • A. Lãnh đạo
  • B. Tính chất
  • C. Lực lượng tham gia
  • D. Kẻ thù

Câu 9: Đảng Quốc đại là chính đảng của giai cấp, tầng lớp nào?

  • A. Tầng lớp tri thức
  • B. Giai cấp nông dân
  • C. Giai cấp công nhân
  • D. Giai cấp tư sản.

Câu 10: Đến cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á vẫn giữ được nền độc lập tương đối?  

  • A. In-đô-nê-xi-a    
  • B. Xiêm  
  • C. Mã Lai  
  • D. Phi-líp-pin

Câu 11: Cuộc cách mạng 1896-1898 ở Phi-líp-pin đã đưa đến kết quả gì?  

  • A. Tây Ban Nha trao trả độc lập cho Phi-lip-pin.  
  • B. Phi-líp-pin rơi vào ách đô hộ của Mĩ.  
  • C. Nước Cộng hòa Phi-líp-pin ra đời.  
  • D. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Phi-lip-pin

Câu 12: Chính sách cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á đã dẫn đến hậu quả gì?  

  • A. Kinh tế thuộc địa phát triển nhanh theo con đường tư bản chủ nghĩa  
  • B. Mâu thuẫn dân tộc phát triển, phong trào giải phóng dân tộc dâng cao  
  • C. Tạo ra nguồn lợi khổng lồ cho chính quốc  
  • D. Thúc đẩy nền sản xuất công nghiệp ở chính quốc

Câu 13: Đâu không phải nguyên nhân các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh quá trình xâm lược Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX?  

  • A. Đông Nam Á có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên  
  • B. Nhu cầu nguyên liệu, nhân công, thị trường của các nước phương Tây  
  • C. Chính trị các nước Đông Nam Á đang khủng hoảng  
  • D. Các nước Đông Nam Á tiến hành cải cách không thành công

Câu 14: Cuộc đấu tranh chống  chủ nghĩa thực dân của các nước Đông Nam Á thất bại không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?  

  • A. Kẻ thù xâm lược rất mạnh.  
  • B. Chính quyền phong kiến ở nhiều nước đầu hàng làm tay sai.  
  • C. Các cuộc đấu tranh thiếu tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn  
  • D. Chưa có sự đoàn kết với phong trào cách mạng trên thế giới

Câu 15: Nội dung nào sau đây không phải là chính sách cai trị của chủ nghĩa thực dân với các nước ở Đông Nam Á  

  • A. "chia để trị".  
  • B. Vơ vét tài nguyên của thuộc địa.  
  • C. Thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân thuộc địa.  
  • D. Biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa "kiểu mới" của chủ nghĩa thực dân.

Câu 16: Tử nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Nam Á đứng trước thách thức lịch sử lớn nhất là gì?  

  • A. Nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược, biến thành thuộc địa 
  • B. Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu  
  • C. Mâu thuẫn trong nước gay gắt làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống triều đình phong kiến  
  • D. Tiềm lực quân sự, quốc phòng yếu kém đòi hỏi nguồn vốn lớn để hiện đại hóa

Câu 17: Nhận xét nào sau đây không đúng về phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?  

  • A. Nổ ra ngay khi thực dân phương Tây nổ súng xâm lược  
  • B. Diễn ra liên tục, quyết liệt nhưng đều thất bại  
  • C. Có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội  
  • D. Một số nước đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược chủ nghĩa thực dân

Câu 18: Năm 1901, cuộc Khởi nghĩa của nhân dân Xa-van-na-khét do ai lãnh đạo?

  • A. Pha-ca-đuốc
  • B. Bô-lô-ven
  • C. A-cha Xoa
  • D. Pu-côm-bô

Câu 19: Cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Việt Nam chống chủ nghĩa thực dân là?

  • A. Khởi nghĩa Yên Thế
  • B. Phong trào Đông Du
  • C. Phong trào Cần vương
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 20: Nước cộng hòa đầu tiên ở Đông Nam Á là nước nào?

  • A. Lào
  • B. Miến Điện
  • C. Phi-lip-pin
  • D. Việt Nam

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác