Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 8 Cánh diều cuối học kì 1
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 cuối học kì 1 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Yếu tố nào sau đây đã cản trở sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Âu?
A. Chế độ phong kiến.
- B. Triết học Ánh sáng.
- C. Cuộc phát kiến địa lý.
- D. Hoạt động thương nghiệp.
Câu 2: Nội dung nào sau đây không đúng về các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ (thế kỉ XVI – XVIII)?
- A. Do giai cấp tư sản, chủ nô hoặc tầng lớp tư sản hoá (quý tộc mới) lãnh đạo.
- B. Nhằm xóa bỏ những rào cản trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- C. Thiết lập được chế độ tư bản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
D. Lãnh đạo là giai cấp nông dân, liên minh với giai cấp tư sản và chủ nô.
Câu 3: Nội dung nào sau đây là nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ cuộc Cách mạng tư sản Anh (1642)?
- A. Cách mạng tư sản Pháp giành được thắng lợi đã cổ vũ nhân dân Anh.
B. Kinh tế tư bản Anh đang phát triển mạnh nhưng bị chế độ phong kiến cản trở.
- C. Kinh tế Anh suy yếu và Anh đang đứng trước nguy cơ bị Pháp xâm lược.
- D. Nhân dân 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ đang nổi dậy chống lại chính quốc.
Câu 4: Cuộc cách mạng tư sản Anh có đặc điểm nổi bật nào sau đây?
- A. Giai cấp tư sản lãnh đạo, liên minh với chủ nô.
- B. Xoá bỏ được chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Anh.
C. Lãnh đạo cách mạng là giai cấp tư sản, liên minh với tầng lớp quý tộc mới.
- D. Cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Câu 5: Thắng lợi của Cách mạng tư sản Anh gắn liền với vai trò lãnh đạo của
- A. Sác - lơ I.
B. Crôm - oen.
- C. Oa - sinh - tơn.
- D. Rô - be - xpi - e.
Câu 6: Anh là nước đầu tiên tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp vì
- A. nước Anh đang chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
- B. giai cấp tư sản ở Anh đã thành lập được nền cộng hoà.
C. Anh đã có đủ vốn tư bản, đội ngũ nhân công và sự phát triển về kỹ thuật.
- D. Anh có nền kinh tế phát triển mạnh, là “công xưởng của thế giới”.
Câu 7: Thành tựu nào sau đây ở nước Anh đã mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới?
- A. Chế tạo ra máy dệt chạy bằng sức nước.
- B. Sáng chế thành công đầu máy xe lửa.
- C. Sáng chế ra máy kéo sợi Gien-ni.
D. Phát minh ra máy hơi nước kiểu mới.
Câu 8: Từ giữa thế kỉ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp cũng nhanh chóng lan ra các nước châu Âu (Pháp, Đức) và Mỹ vì lí do nào sau đây?
- A. Đã giải phóng sức lao động của nô lệ và chuyển sang giai đoạn đế quốc.
- B. Được bổ sung nhiều nguồn lợi từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
C. Đã hoàn thành cách mạng tư sản và học tập kinh nghiệm từ nước Anh.
- D. Đều là láng giềng của nước Anh nên có điều kiện học hỏi kinh nghiệm.
Câu 9: Một trong những biểu hiện về sự xâm nhập của tư bản phương Tây vào khu vực Đông Nam Á trong các thế kỉ XVI - XIX là
A. Truyền bá Thiên Chúa giáo.
- B. Sử dụng người Hồi giáo cai trị.
- C. Truyền bá Hindu giáo.
- D. Thay Thiên Chúa giáo bằng Phật giáo.
Câu 10: Quốc gia ở Đông Nam Á bị thực dân Hà Lan xâm chiếm và cai trị là
- A. Phi-lip-pin.
- B. Ma-lai-xi-a.
C. In-đô-nê-xi-a.
- D. Mi-an-ma.
Câu 11: Vào cuối thế kỉ XIX, Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia bị thực dân nào sau đây xâm chiếm và cai trị?
- A. Hà Lan.
B. Pháp.
- C Anh
- D. Đức.
Câu 12: ác cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á chống ách đô hộ của thực dân phương Tây đã
- A. hạn chế được ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo.
- B. đưa tới sự thành lập nhiều quốc gia độc lập.
- C. buộc thế lực đô hộ phải trao quyền tự trị.
D. bị đàn áp bằng vũ lực và thất bại.
Câu 13: Dưới tác động của quá trình xâm lược và khai thác thuộc địa của thực dân phương Tây, xã hội Đông Nam Á có chuyển biến nào sau đây?
- A. Xuất hiện giai cấp địa chủ.
B. Xuất hiện các giai cấp và tầng lớp mới.
- B. Tầng lớp quý tộc mới chiếm tỉ lệ đông đảo nhất.
- C. Xuất hiện thêm giai cấp địa chủ và tư sản.
Câu 14: Biểu hiện nào sau đây không đúng bối cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời của Vương triều Mạc?
A. Đất nước ở trong tình trạng bị chia cắt.
- B. Quan lại và địa chủ hoành hành.
- C. Các thế lực phong kiến tranh chấp quyền lực.
- D. Nhân dân nổi dậy đấu tranh ở nhiều địa phương.
Câu 15: Năm 1527, ở Đại Việt diễn ra sự kiện nào sau đây?
- A. Triều Mạc tổ chức kỳ thi Hội ở Thăng Long.
B. Mạc Đăng Dung lập ra Vương triều Mạc.
- C. Triều Mạc ban hành chính sách hạn điền.
- D. Mạc Đăng Dung tổ chức kỳ thi Đình cuối cùng.
Câu 16: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến cuộc xung đột Nam – Bắc triều?
- A. Nguyễn Kim đưa Lê Duy Ninh lên ngôi hoàng đế.
- B. Chính sách cứng rắn và tham vọng của Trịnh Kiểm.
- C. Nhà Mạc muốn mở rộng phạm vi kiểm soát ra phía bắc.
D. Mâu thuẫn gay gắt giữa nhà Mạc và nhà Lê trung hưng.
Câu 17: Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến bùng nổ cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn là do
- A. phạm vi ảnh hưởng của họ Nguyễn lớn, lan rộng khắp Bắc Bộ.
- B. mâu thuẫn gay gắt giữa vua Lê và chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
- C. sự liên kết giữa Vương triều Mạc và chính quyền họ Nguyễn.
D. mâu thuẫn giữa chính quyền Lê – Trịnh và họ Nguyễn gia tăng.
Câu 18: Trong các thế kỉ XVI – XVIII, Đại Việt đã thực hiện quá trình khai phá ở khu vực nào sau đây?
- A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
B. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
- C. Nam Trung Bộ.
- D. Trung du và miền núi phía Bắc.
Câu 19: Khi mới thành lập, phủ Gia Định gồm hai huyện nào?
A. Phước Long và Tân Bình.
- B. Tân Bình và Bến Nghé.
- C. Thái Khang và Phước Long.
- D. Tân Bình và Diên Ninh.
Câu 20: Nội dung nào sau đây không phải là hoạt động dưới thời các chúa Nguyễn trong việc xác lập và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?
- A. Thu lượm hàng hoá của những con tàu bị đắm.
- B. Khai thác các sản vật trên biển như tôm, cá, ốc.
C. Xây dựng đài tưởng niệm để tri ân đội Hoàng Sa.
- D. Các đội Hoàng Sa và Bắc Hải hoạt động.
Bình luận