Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 8 Cánh diều cuối học kì 2
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 cuối học kì 2 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Sự kiện nào sau đây mở đầu quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?
- A. Pháp đánh chiếm miền Tây Nam Kì.
- B. Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất.
- C. Pháp đánh chiếm thành Gia Định.
D. Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng.
Câu 2: Sự kiện nào sau đây mở đầu cho quá trình đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp?
- A. Kí Hiệp ước Giáp Tuất.
- B. Kí Hiệp ước Hác-măng.
- C. Kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
D. Kí Hiệp ước Nhâm Tuất.
Câu 3: Thắng lợi của quân dân Việt Nam ở mặt trận nào sau đây đã khiến cho kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp thất bại?
- A. Hà Nội.
B. Đà Nẵng.
- C. Gia Định.
- D. Huế.
Câu 4: Sĩ phu phong kiến tiêu biểu của triều đình nhà Nguyễn lãnh đạo nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp ở mặt trận Đà Nẵng, Gia Định và Hà Nội là
- A. Phan Đình Phùng.
- B. Trương Định.
C. Nguyễn Tri Phương.
- D. Hoàng Diệu.
Câu 5: Khi đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì (lần thứ nhất và lần thứ hai), quân Pháp đều bị quân dân Việt Nam phục kích tiêu diệt tại địa điểm nào sau đây?
- A. Sơn Tây.
B. Cầu Giấy.
- C. Bãi Sậy.
- D. Hố Chuối.
Câu 6: Tháng 4-1882, lịch sử Việt Nam ghi nhận sự kiện nào sau đây?
A. Thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm thành Hà Nội.
- B. Trương Định phát động nhân dân Nam Kì đánh Pháp.
- C. Nguyễn Trung Trực dựng cờ khởi nghĩa chống Pháp.
- D. Nguyễn Tri Phương đánh tan quân Pháp xâm lược.
Câu 7: Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chính để các quan lại, sĩ phu yêu nước tiến bộ đưa ra nhiều đề nghị cải cách lên vua Tự Đức?
- A. Nhiều nước tư bản phương Tây đang phát triển mạnh.
B. Đất nước đang trong tình trạng khủng hoảng, suy yếu.
- C. Thực dân Pháp đã hoàn thành việc xâm lược Việt Nam.
- D. Nhật Bản và Trung Quốc đang tiến hành cuộc cải cách.
Câu 8: Nội dung nào sau đây không đúng bối cảnh lịch sử nổ ra phong trào Cần vương (1885 – 1896) và khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913)?
A. Thực dân Pháp đã hoàn thành bình định trên cả nước Việt Nam.
- B. Thực dân Pháp đã hoàn thành xâm lược Việt Nam về quân sự.
- C. Phái chủ chiến trong triều đình Huế phản công quân Pháp thất bại.
- D. Triều đình Huế đầu hàng nhưng nhân dân vẫn tiếp tục chống Pháp.
Câu 9: Đoạn tư liệu sau: “Dựa vào địa hình đầm lầy, lau sậy um tùm, nghĩa quân xây dựng căn cứ, áp dụng chiến thuật du kích... Cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo” nói về cuộc khởi nghĩa nào?
- A. Yên Thế.
- B. Ba Đình.
C. Bãi Sậy.
- D. Hương Khê.
Câu 10: Cuộc khởi nghĩa nào sau đây được đánh giá là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?
- A. Bãi Sậy.
- B. Hùng Lĩnh.
- C. Ba Đình.
D. Hương Khê.
Câu 11: Sự kiện nào sau đây đánh dấu thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành việc bình định Việt Nam?
A. Pháp dập tắt được cuộc khởi nghĩa Hương Khê.
- B. Pháp đàn áp xong cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
- C. Pháp buộc được triều đình Huế phải kí Hiệp ước Hác-măng.
- D. Pháp dập tắt được phong trào chống Pháp ở Nam Kì.
Câu 12: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp ở Việt Nam đã tác động đến những lĩnh vực nào sau đây?
A. Trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
- B. Chỉ tác động đến kinh tế và xã hội.
- C. Làm xuất hiện giai cấp tư sản.
- D. Dẫn đến sự sụp đổ của chế độ phong kiến.
Câu 13: Nội dung nào sau đây không đúng về tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp đối với Việt Nam?
- A. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập, bước đầu phát triển.
- B. Biển Việt Nam thành nơi cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ của nước Pháp
C. Phương thức sản xuất phong kiến được du nhập, bước đầu phát triển mạnh.
- D. Nền kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối, bị lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
Câu 14: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp, Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập đã trở thành nước
- A. phong kiến nửa thuộc địa.
- B. tư bản chủ nghĩa lệ thuộc.
- C. phong kiến có tính chất dân chủ.
D. thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 15:Mâu thuẫn hàng đầu cần phải giải quyết trong xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp là mâu thuẫn giữa
A. toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp cai trị.
- B. nông dân với giai cấp địa chủ và tay sai của Pháp.
- C. công nhân với địa chủ người Việt và thực dân Pháp.
- D. các thế lực tay sai của Pháp với nhân dân lao động.
Câu 16: Một trong những sĩ phu yêu nước tiêu biểu của Việt Nam đầu thế kỉ XX chủ trương dùng bạo lực đánh Pháp để giành lại độc lập là
- A. Hoàng Hoa Thám.
- B. Tôn Thất Thuyết.
- C. Phan Châu Trinh.
D. Phan Bội Châu.
Câu 17: Nội dung nào sau đây không đúng là hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX?
A. Đề nghị thực dân Pháp cải cách để xoá bỏ chế độ phong kiến.
- B. Thành lập Hội Duy tân (1904), phát động phong trào Đông du.
- C. Sang Trung Quốc và thành lập Việt Nam Quang phục hội (1912).
- D. Hoạt động ở nhiều nơi, ủng hộ việc dùng bạo lực đánh đuổi Pháp.
Câu 18: Một trong những sĩ phu yêu nước tiêu biểu của Việt Nam đầu thế kỉ XX chủ trương cứu nước bằng cải cách, canh tân là
- A. Phan Bội Châu.
B. Phan Châu Trinh.
- C. Phan Đình Phùng.
- D. Tôn Thất Thuyết
Câu 19: Năm 1906, Phan Châu Trinh có hoạt động yêu nước nào sau đây?
- A. Thành lập Hội Duy tân, sau đó đưa thanh niên sang Nhật Bản học tập.
- B. Trực tiếp lãnh đạo nhân dân trong phong trào chống thuế ở Trung Kì.
C. Gửi thư cho chính phủ thuộc địa vạch trần chế độ phong kiến thối nát.
- D. Yêu cầu Pháp xoá bỏ chính sách cai trị, trả lại nên độc lập cho Việt Nam.
Câu 20: Năm 1911, Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam trong bối cảnh nào sau đây?
- A. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo vừa bùng nổ.
B. Các con đường cứu nước của các bậc tiền bối đều không thành công.
- C. Trung Kỳ đang diễn ra phong trào chống thuế, do Phan Chu Trinh lãnh đạo.
- D. Các cuộc cách mạng tư sản do các bậc tiền bối lãnh đạo đều bị thất bại.
Bình luận