Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 8 Cánh diều giữa học kì 1

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 giữa học kì 1 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Năm 1640, vua Sác-lơ I triệu tập Nghị viện nhằm mục đích gì?

  • A. Thông qua các điều khoản trong Hiến pháp mới.
  • B. Thông qua kế hoạch xâm chiếm vùng đất Xcốt-len.
  • C. Huy động lực lượng để đàn áp cuộc nổi dậy ở Xcốt-len.
  • D. Đặt thêm thuế mới, huy động tiền để đàn áp nhân dân Xcốt-len.

Câu 2: Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình nước Anh đầu thế kỉ XVI?

  • A. Trào lưu triết học Ánh sáng được các tầng lớp nhân dân đón nhận.
  • B. Nông dân mất đất, sống nghèo khổ, bất bình với nhà nước phong kiến.
  • C. Quý tộc mới có thế lực lớn về kinh tế, muốn giành quyền lợi chính trị.
  • S. Nền kinh tế chuyển sang thời kì phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.

Câu 3: Người giữ vai trò lãnh đạo lực lượng Nghị viện chống lại phe Bảo hoàng trong cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) là

  • A. G. Oa-sinh-tơn.
  • B. Ô. Crôm-oen.
  • C. G. Rút-xô.
  • D. M. Rô-be-spie.

Câu 4: Sự kiện nào sau đây đánh dấu cách mạng tư sản Anh phát triển đến đỉnh cao?

  • A. Nền quân chủ được phục hồi (1660).
  • B. Chế độ quân chủ lập hiến ra đời (1688).
  • C. Chế độ Bảo hộ công được thiết lập (1653).
  • D. Vua Sác-lơ I bị xử tử, nền cộng hòa được thiết lập (1649).

Câu 5: Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh (1642 - 1688)?

  • A. Diễn ra dưới hình thức nội chiến cách mạng.
  • B. Do giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo.
  • C. Đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền.
  • D. Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

Câu 6: Ở nước Anh, cuối năm 1688, Dự luật về các quyền được thông qua đã đặt cơ sở cho sự ra đời của

  • A. nhà nước quân chủ chuyên chế.
  • B. nhà nước cộng hòa quý tộc.
  • C. nhà nước quân chủ lập hiến.
  • D. nhà nước dân chủ cộng hòa.

Câu 7: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản Anh (1642 - 1688)?

  • A. Lật đổ sự tồn tại của chế độ quân chủ lập hiến ở Anh.
  • B. Đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền ở Anh.
  • C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Anh.
  • D. Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.

Câu 8: Trong cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX), phát minh kĩ thuật nào đã tạo ra bước chuyển căn bản trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa?

  • A. Động cơ đốt trong.
  • B. Máy kéo sợi Gien-ni.
  • C. Máy tính điện tử.
  • D. Máy hơi nước.

Câu 9: Máy gặt cơ khí ra đời vào năm 1831 là phát minh của ai?

  • A. Han-man.
  • B. C. M. Cô-míc.
  • C. Hen-ri Cót.
  • D. Giêm Oát.

Câu 10: Năm 1769, Giêm Oát chế tạo ra

  • A. máy kéo sợi Gien-ni.
  • B. máy dệt.
  • C. động cơ hơi nước.
  • D. máy tỉa hạt bông.

Câu 11: Đến đầu thế kỉ XX, quốc gia nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của Mỹ?

  • A. Việt Nam.
  • B. In-đô-nê-xi-a.
  • C. Phi-líp-pin.
  • D. Cam-pu-chia.

Câu 12: Sự kiện nào dưới đây đã mở đầu quá trình xâm nhập, xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây?

  • A. Mỹ tấn công, đánh chiếm Phi-líp-pin.
  • B. Bồ Đào Nha đánh chiếm vương quốc Ma-lắc-ca.
  • C. Thực dân Pháp tấn công cửa biển Đà Nẵng (Việt Nam).
  • D. Thực dân Anh đánh chiếm toàn bộ bán đảo Ma-lay-a.

Câu 13: Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quốc gia nào ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập?

  • A. Phi-líp-pin.
  • B. Lào.
  • C. Cam-pu-chia.
  • D. Xiêm.

Câu 14: Đến cuối thế kỉ XIX, ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) đã trở thành thuộc địa của

  • A. thực dân Pháp.
  • B. thực dân Anh.
  • C. thực dân Hà Lan.
  • D. thực dân Tây Ban Nha.

Câu 15: Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Hà Lan đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược quốc gia nào ở Đông Nam Á?

  • A. Cam-pu-chia.
  • B. In-đô-nê-xi-a.
  • C. Mi-an-ma.
  • D. Ma-lai-xi-a.

Câu 16: Đầu thế kỉ XVII, nhà Lê sơ

  • A. được thành lập.
  • B. bước đầu phát triển.
  • C. phát triển đến đỉnh cao.
  • D. lâm vào khủng hoảng, suy thoái.

Câu 17: Năm 1527, nhà Mạc được thành lập, đóng đô ở Thăng Long, sử gọi là

  • A. Nam triều.
  • B. Bắc triều.
  • C. chính quyền Đàng Ngoài.
  • D. chính quyền Đàng Trong.

Câu 18: Năm 1592, Nam triều chiếm được

  • A. Thăng Long.
  • B. Thanh Hóa.
  • C. Phú Xuân.
  • D. Thuận Hóa.

Câu 19: Năm 1558, Nguyễn Hoàng, người con thứ của Nguyễn Kim, được cử vào trấn thủ vùng đất nào?

  • A. Thanh Hóa.
  • B. Nghệ An.
  • C. Thuận Hóa.
  • D. Quảng Nam.

Câu 20: Năm 1677, triều Mạc

  • A. được thành lập.
  • B. phát triển đến đỉnh cao.
  • C. bộc lộ dấu hiệu suy thoái.
  • D. chấm dứt.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác