Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 8 Cánh diều giữa học kì 1 (Đề số 3)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 giữa học kì 1 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) và Cách mạng tư sản Pháp (thế kỉ XVIII) đều
A. lật đổ sự tồn tại của chế độ phong kiến chuyên chế.
- B. do giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới lãnh đạo.
- C. diễn ra dưới hình thức nội chiến và chiến tranh vệ quốc.
- D. đưa đến sự ra đời của nhà nước quân chủ lập hiến.
Câu 2: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?
A. Đưa giai cấp công nhân và nhân dân lao động Pháp lên nắm chính quyền.
- B. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng các nước.
- C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở Pháp.
- D. Tư tưởng Tự do, Bình Đẳng, Bác ái được truyền bá rộng rãi.
Câu 3: Năm 1611, Nguyễn Hoàng lập ra phủ nào sau đây?
A. Phú Yên.
- B. Gia Định.
- C. Thái Khang.
- D. Quảng Nam.
Câu 4: Dinh Thái Khang (Khánh Hòa ngày nay) được thành lập vào thời gian nào?
- A. 1611.
B. 1653.
- C. 1698.
- D. 1757.
Câu 5: Phủ Gia Định (gồm: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) được thành lập vào thời gian nào?
- A. 1611.
- B. 1653.
C. 1698.
- D. 1757.
Câu 6: Đoạn tư liệu dưới đây phản ánh vấn đề nào trong xã hội ở Đàng Trong giữa thế kỉ XVIII?
Tư liệu. “Việc buôn bán gặp khó khăn vì “muốn công việc được dễ dàng, trôi chảy thì phải có lễ vật đút lót, hối lộ cho bọn quan lại, hào trưởng; nếu không thì bị trộm cắp, bị gặp mọi điều trở ngại, phiền phức”. (C. Mi-bơn, Lịch sử An Nam hiện đại, Pa-ri, 1919, trang 163)
- A. Sự phát triển của kinh tế Đàng Trong.
- B. Đời sống thanh bình, thịnh trị, ấm no.
C. Quan lại tham nhũng, hà hiếp dân chúng.
- D. Sự ổn định của chính quyền chúa Nguyễn.
Câu 7: Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở vùng
- A. núi Chí Linh (Hải Dương).
- B. núi Tam Điệp (Ninh Bình).
- C. Tây Sơn hạ đạo (Tây Sơn, Bình Định).
D. Tây Sơn thượng đạo (An Khê, Gia Lai).
Câu 8: Năm 1777, nghĩa quân Tây Sơn giành được thắng lợi nào sau đây?
- A. Đánh tan hơn 5 vạn quân Xiêm xâm lược.
- B. Lật đổ chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
- C. Đánh tan hơn 29 vạn quân Mãn Thanh xâm lược.
D. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
Câu 9: Trong những năm 1786 - 1788, quân Tây Sơn đã mấy lần tiến quân ra Thăng Long?
- A. 3 lần.
B. 4 lần.
- C. 5 lần.
- D. 6 lần.
Câu 10: Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn đã có đóng góp gì cho lịch sử dân tộc?
- A. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.
B. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài, bước đầu thống nhất đất nước.
- C. Thiết lập vương triều mới tiến bộ hơn chính quyền Lê - Trịnh, Nguyễn.
- D. Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt.
Câu 11: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình nông nghiệp ở Đàng Trong của Đại Việt trong các thế kỉ XVII - XVIII?
- A. Tình trạng nông dân thiếu ruộng không trầm trọng như ở Đàng Ngoài.
B. Diện tích ruộng đất công thu hẹp, nông dân thiếu ruộng rất trầm trọng.
- C. Các chúa Nguyễn khuyến khích nhân dân tích cực khai hoang, mở đất.
- D. Sản xuất nông nghiệp phát triển, đất khai hoang vẫn còn nhiều.
Câu 12: Tín ngưỡng truyền thống nào vẫn được người Việt duy trì trong các thế kỉ XVI - XVIII?
A. Thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc.
- B. Thờ các vị thần: Brama, Shiva, Visnu.
- C. Tôn sùng quyền năng của Đức Chúa Trời.
- D. Tôn sùng Đức Phật và các vị Bồ tát.
Câu 13: Bộ sử Phủ biên tạp lục do ai biên soạn?
A. Lê Quý Đôn.
- B. Dương Vân An.
- C. Đỗ Bá.
- D. Đào Duy Từ.
Câu 14: Hổ trướng khu cơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu của
- A. Lê Quý Đôn.
- B. Dương Vân An.
- C. Đỗ Bá.
D. Đào Duy Từ.
Câu 15: Trong các thế kỉ XVI - XVIII, những nguyên nhân nào đã thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp ở Đàng Trong?
A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi và chính sách khai hoang của chúa Nguyễn.
- B. Không xảy ra chiến tranh, xung đột, đời sống nhân dân thanh bình.
- C. Các vua nhà Nguyễn ban hành nhiều chính sách, biện pháp tích cực.
- D. Chính quyền Lê, Trịnh quan tâm đến việc đắp đê, trị thủy, khai hoang.
Câu 16: Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là
A. “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
- B. “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
- C. “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.
- D. “xứ xở của các ông vua công nghiệp”.
Câu 17: Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là
- A. “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
B. “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
- C. “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.
- D. “xứ xở của các ông vua công nghiệp”.
Câu 18: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc?
- A. Sự xuất hiện của các công ty độc quyền.
B. Sự ra đời của tầng lớp tư bản công nghiệp.
- C. Hoạt động xuất khẩu tư bản của tư bản tài chính.
- D. Các nước tư bản tăng cường xâm lược thuộc địa.
Câu 19: Đến cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa?
A. Anh.
- B. Pháp.
- C. Đức.
- D. Mỹ.
Câu 20: Hai đảng nào thay nhau nắm quyền ở nước Anh?
- A. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.
B. Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ.
- C. Đảng Cộng sản và Đảng Dân chủ.
- D. Đảng Quốc đại và Đảng Cộng sản.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 8 Cánh diều giữa học kì 1
Bình luận