Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 8 cánh diều bài 13 Trung Quốc và Nhật Bản

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 bài 13 Trung Quốc và Nhật Bản - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Sự kiện nào là mốc mở đầu cho quá trình xâm lược của thực dân phương Tây vào Trung Quốc?  

  • A. Cuộc chiến tranh thuốc phiện của thực dân Anh  
  • B. Đức xâm chiếm tỉnh Sơn Đông  
  • C. Triều đình Mãn Thanh kí hiệp ước Nam Kinh  
  • D. Triều đình Mãn Thanh kí hiệp ước Tân Sửu

Câu 2: Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản ở đầu thế kỉ XX  là

  • A. Gây chiến tranh với các nước tư bản phương Tây 
  • B. Đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng    
  • C. Đẩy mạnh xâm lược các quốc gia ở xung quanh
  • D. Đẩy mạnh xuất khẩu tư bản để thu lợi nhuận

Câu 3: Sự kiện nào đánh dấu cách mạng Tân Hợi trên thực tế đã kết thúc?  

  • A. Nền quân chủ Mãn Thanh sụp đổ.  
  • B. Tôn Trung Sơn từ chức Đại tổng thống, Viên Thế Khải lên thay.  
  • C. Khởi nghĩa Vũ Xương bị thất bại.  
  • D. Triều đình Mãn Thanh câu kết với đế quốc đàn áp cách mạng.

Câu 4: Đại diện ưu tú nhất của phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là ai?  

  • A. Lương Khải Siêu  
  • B. Khang Hữu Vi  
  • C. Hồng Tú Toàn  
  • D. Tôn Trung Sơn

Câu 5: Vua Minh Trị đã thực hiện biện pháp gì để đào tạo nhân tài?

  • A. Cử học sinh đi du học Phương Tây.
  • B. Giáo dục bắt buộc.
  • C. Coi trọng khoa học – kỹ thuật.
  • D. Đổi mới chương trình.

Câu 6: Trước sự xâm lược của thực dân phương Tây, triều đình Mãn Thanh có phản ứng như thế nào?  

  • A. Kiên quyết đấu tranh chống đế quốc đến cùng  
  • B. Thỏa hiệp với đế quốc để đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân  
  • C. Vừa đánh vừa đàm phán để từng bước gạt bỏ ảnh hưởng của thực dân phương Tây  
  • D. Kêu gọi sự giúp đỡ của các nước chư hầu chống lại thực dân phương Tây

Câu 7: Tôn Trung Sơn lãnh đạo cách mạng Tân Hợi, lật đổ triều đại nào khai sinh ra Trung Hoa Dân quốc? 

  • A. Nhà Minh
  • B. Tam Quốc
  • C. Mãn Thanh
  • D. Nhà Đường

Câu 8: Sự kiện nào đã châm ngòi cho cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) bùng nổ? 

  • A. Khởi nghĩa vũ trang ở Vũ Xương (10-10-1911)  
  • B. Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức (2-1912)  
  • C. Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh (29-12-1911)  
  • D. Sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt của triều đình Mãn Thanh (9-5-1911) 

Câu 9: Nội dung nào sau đây không thuộc nội dung cải cách kinh tế của cuộc Duy tân Minh Trị?  

  • A. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động kinh tế  
  • B. Thống nhất thị trường, tiền tệ  
  • C. Xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất phong kiến  
  • D. Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn

Câu 10: Đâu không phải là hạn chế của cách mạng Tân Hợi (1911)?  

  • A. Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc.  
  • B. Không tích cực chống phong kiến đến cùng.  
  • C. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.  
  • D. Không lật đổ được chế độ phong kiến.

Câu 11: Vì sao cách mạng Tân Hợi (1911) được đánh giá là một cuộc cách mạng tư sản?  

  • A. Giải quyết những nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản.  
  • B. Giải quyết nhiệm vụ giải phóng dân tộc khỏi sự thống trị của đế quốc.  
  • C. Nhân dân lao động hoàn toàn được hưởng thành quả của cách mạng.  
  • D. Thiết lập nền cộng hòa của giai cấp tư sản.

Câu 12: Cuối thế kỉ XIX, tình hình chính trị- xã hội Trung Quốc có điểm gì nổi bật?

  • A. Trở thành nước quân chủ lập hiến  
  • B. Bị biến thành nước thuộc địa, nửa phong kiến    
  • C. Bị biến thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến
  • D. Vẫn là một nước phong kiến độc lập

Câu 13: Các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX thất bại không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?  

  • A. Sự câu kết giữa triều đình Mãn Thanh với các nước đế quốc đàn áp phong trào  
  • B. Thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn  
  • C. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân  
  • D. Thiếu sự liên kết với quốc tế

Câu 14: Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất rút ra từ sự thất bại của các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là  

  • A. Phải có một tổ chức lãnh đạo thống nhất  
  • B. Phải kết hợp hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến 
  • C. Phải sử dụng bạo lực cách mạng để giành độc lập  
  • D. Phải có sự liên kết với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

Câu 15: Nhật chiếm vùng nào của Trung Quốc?

  • A. Vùng Đông Bắc, Phúc Kiến
  • B. Vùng Vân Nam.
  • C. Vùng châu thổ sông Dương Tử.
  • D. Tỉnh Sơn Đông.

Câu 16: Đức chiếm vùng nào của Trung Quốc?

  • A. Vùng Đông Bắc, Phúc Kiến
  • B. Vùng Vân Nam.
  • C. Vùng châu thổ sông Dương Tử.
  • D. Tỉnh Sơn Đông.

Câu 17: Anh chiếm vùng nào của Trung Quốc?

  • A. Vùng Đông Bắc, Phúc Kiến
  • B. Vùng Vân Nam.
  • C. Vùng châu thổ sông Dương Tử.
  • D. Tỉnh Sơn Đông.

Câu 18: Cuộc Duy tân Minh Trị có tác động như thế nào đến tình hình Nhật Bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?  

  • A. Tạo tiền đề để Nhật chiến thắng trong các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.  
  • B. Giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa, phát triển thành nước tư bản công nghiệp  
  • C. Đưa Nhật Bản tiến nhanh trên con đường đế quốc chủ nghĩa  
  • D. Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng lạc hậu, gia nhập vào hàng ngũ các nước đế quốc

Câu 19: Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện vào giữa thế kỉ XIX, chính quyền Nhật Bản đã có chủ trương gì?  

  • A. Duy trì nền quân chủ chuyên chế.  
  • B. Tiến hành những cải cách tiến bộ.  
  • C. Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.  
  • D. Thiết lập chế độ Mạc Phủ mới.

Câu 20: Từ nửa sau thế kỉ XIX, tình hình Nhật Bản có điểm gì khác so với hầu hết các nước châu Á?  

  • A. bị các nước đế quốc phương Tây nhòm ngó, âm mưu xâm lược.  
  • B. chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng.  
  • C. nhà nước thực hiện chính sách "bế quan toả cảng".  
  • D. giai cấp thống trị sớm nhận thức vai trò của cải cách và đã mạnh dạn tiến hành cải cách đất nước

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác