Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 cánh diều bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản.

Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 cánh diều bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 8 cánh diều. Kéo xuống để tham khảo thêm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

  1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: Thực chất của Chiến tranh thuốc phiện (1840 – 1842) là gì?

Câu 2: Trình bày quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc.

Câu 3: Trình bày nguyên nhân dẫn đến Cách mạng Tân Hợi.

Câu 4: Trình bày diễn biến chính, nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng Tân Hợi.

Câu 5: Cho biết kết quả, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tân Hợi.

Câu 6: Nêu một số điểm hạn chế của Cách mạng Tân Hợi.

Câu 7: Trình bày nội dung chính và kết quả, ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị (1868).

Câu 8: Trình bày những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Câu 9: Lập và hoàn thành bảng thống kê về những lĩnh vực cải cách trong cuộc Duy tân Minh Trị.

Lĩnh vực

Nội dung

Ý nghĩa

Chính trị

 

 

Kinh tế

 

 

Khoa học, giáo dục

 

 

Quân sự

 

 

 

  1. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Vì sao các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc?

Câu 2: Tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về tình hình Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

“Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí và quân trang trở thành ngành mũi nhọn nhằm xây dựng lực lượng quân sự mạnh để cạnh tranh và bành trướng. Công nghiệp gang thép và công nghiệp điện tăng trưởng mạnh. Những tập đoàn tư bản Nhật Bản đã tăng cường xuất vốn ra nước ngoài, lập các nhà máy và kinh doanh ở Trung Quốc, Triều Tiên,...”.

(Theo Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử thế giới cận đại, Sđd, tr. 313 - 314)

Câu 3: Vì sao nói Cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc cách mạng dân chủ tư sản?

Câu 4: Kết quả quan trọng nhất mà Cách mạng Tân Hợi (1911) đã đạt được là gì?

Câu 5: Theo em, ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc Duy tân Minh Trị là gì?

Câu 6: Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành nước đế quốc?

  1. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Cách mạng Tân Hợi (1911) và cuộc Duy tân Minh Trị có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX – đầu thể kỉ XX?

Câu 2: Giả sử em đang tổ chức một buổi triển lãm tư liệu lịch sử về Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Em hãy đặt tên và viết chú thích cho bức tranh dưới đây để người xem có thể hiểu cụ thể hơn về lịch sử của Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Đế quốc Anh, Đức, Nga, Pháp xâu xé “cái bánh ngọt” Trung Quốc.

  1. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Trình bày một số hiểu biết của em về Tôn Trung Sơn và chủ nghĩa Tam dân của ông.

Câu 2: Sau khi tìm hiểu về lịch sử Nhật Bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, theo em, cần học hỏi điều gì để đất nước phát triển?

Câu 3: Trình bày một vài hiểu biết của em về ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Bài tập tự luận Lịch sử 8 cánh diều bài 13, Bài tập Ôn tập Lịch sử 8 cánh diều bài 13, câu hỏi ôn tập 4 mức độ Lịch sử 8 cánh diều bài 13 Trung Quốc và Nhật Bản.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác