Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 8 Cánh diều giữa học kì 1 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 giữa học kì 1 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách mà chính phủ Anh ban hành để kìm hãm sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ?

  • A. Đạo luật đường.
  • B. Đạo luật thuế tem.
  • C. Cấm khai hoang về phía tây.
  • D. Cho Bắc Mỹ tự do buôn bán chè.

Câu 2: Bức tranh dưới đây gợi cho em liên tưởng đến sự kiện nào trong cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?

hg

  • A. Tuyên ngôn Độc lập được thông qua.
  • B. Hiệp định Pa-ri được kí kết.
  • C. Sự kiện chè Bô-xtơn.
  • D. Quân đội Anh đầu hàng.

Câu 3: Văn kiện nào dưới đây đã xác định quyền con người và quyền độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?

  • A. Tuyên ngôn Giải phóng.
  • B. Tuyên ngôn Độc lập.
  • C. Tuyên ngôn hòa bình.
  • D. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.

Câu 4: Cách mạng tư sản Anh và Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ đều

  • A. diễn ra dưới hình thức nội chiến cách mạng.
  • B. đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản và chủ nô.
  • C. có mục tiêu chống chế độ phong kiến chuyên chế.
  • D. mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Câu 5: Những đại diện tiêu biểu trong trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp (cuối thế kỉ XVIII) là

  • A. Rút-xô; Mông-te-xki-ơ; Vôn-te.
  • B. Rô-be-spi-e; Ô. Crôm-oen; Vôn-te.
  • C. Mông-te-xki-ơ; Vôn-te; Ô. Crôm-oen.
  • D. Rút-xô; Mông-te-xki-ơ; T. Giép-phép-xơn.

Câu 6: Đến đầu thế kỉ XIX, nhờ tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp, nước Anh đã vươn lên trở thành

  • A. “công xưởng của thế giới”.
  • B. “nông trường của thế giới”.
  • C. “cường quốc nông nghiệp hàng đầu thế giới”.
  • D. “cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới”.

Câu 7: Những thành tựu đạt được cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX) đã đưa con người bước sang thời đại

  • A. “văn minh trí tuệ”.
  • B. “văn minh thông tin”.
  • C. “văn minh nông nghiệp”.
  • D. “văn minh công nghiệp”.

Câu 8: Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX), mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản

  • A. không tồn tại trong xã hội.
  • B. được giải quyết triệt để.
  • C. có xu hướng suy giảm.
  • D. ngày càng sâu sắc.

Câu 9: Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ đã sáng chế ra

  • A. đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.
  • B. tàu thủy chạy bằng hơi nước.
  • C. máy kéo sợi Gien-ni.
  • D. máy gặt đập cơ khí.

Câu 10: Năm 1814, Xi-phen-xơn đã sáng chế thành công máy kéo sợi Gien-ni.

  • A. đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.
  • B. tàu thủy chạy bằng hơi nước.
  • C. máy kéo sợi Gien-ni.
  • D. máy gặt đập cơ khí.

Câu 11: Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Ma-lai-xi-a và Mi-an-ma đã trở thành thuộc địa của

  • A. thực dân Pháp.
  • B. thực dân Anh.
  • C. thực dân Hà Lan.
  • D. thực dân Tây Ban Nha.

Câu 12: Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, mặc dù giữ được độc lập, nhưng Xiêm vẫn lệ thuộc về kinh tế và chính trị vào những nước nào?

  • A. Hà Lan và Anh.
  • B. Mỹ và Tây Ban Nha.
  • C. Anh và Pháp.
  • D. Anh và Mỹ.

Câu 13: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình chính trị của các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX?

  • A. Quan lại thực dân cai trị ở trung ương; cử người bản xứ cai quản địa phương.
  • B. Quan lại thực dân cai trị ở địa phương; cử người bản xứ cai quản trung ương.
  • C. Triều đình phong kiến đầu hàng, lệ thuộc vào chính quyền thực dân.
  • D. Chính quyền thực dân thi hành chính sách “chia để trị”.

Câu 14: Trong quá trình cai trị Đông Nam Á, thực dân phương Tây chú trọng phát triển hệ thống giao thông vận tải, nhằm

  • A. phục vụ các chương trình khai thác thuộc địa và mục đích quân sự.
  • B. nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân Đông Nam Á.
  • C. hỗ trợ các nước trong khu vực khôi phục và phát triển nền kinh tế.
  • D. truyền bá văn hóa, khai hóa văn minh cho cư dân trong khu vực.

Câu 15: Đến đầu thế kỉ XX, Phi-líp-pin đã trở thành thuộc địa của

  • A. Anh.
  • B. Pháp.
  • C. Mỹ.
  • D. Hà Lan.

Câu 16:  Nam triều là từ dùng để chỉ

  • A. chính quyền nhà Mạc ở Thăng Long.
  • B. chính quyền nhà Lê ở Thanh Hóa.
  • C. chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài.
  • D. chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong.

Câu 17: Bức tranh dưới đây không phản ánh nội dung nào của lịch sử Việt Nam trong các thế kỉ XVII - XVIII?

Học sinh tham khảo

  • A. Cục diện Trịnh - Nguyễn phân tranh.       
  • B. Đại Việt chia cắt thành Đàng Trong - Đàng Ngoài.
  • C. Sông Gianh trở thành giới tuyến chia cắt đất nước.      
  • D. Cuộc chiến tranh giữa Nam Triều và Bắc Triều.

Câu 18: Năm 1588, người được cử vào trấn thủ vùng Thuận Hóa là ai?

  • A. Nguyễn Phúc Nguyên.
  • B. Nguyễn Hoàng.
  • C. Nguyễn Phúc Lan.
  • D. Nguyễn Phúc Ánh.

Câu 19: Trong các thế kỉ XVII - XVIII, Đại Việt bị chia cắt bởi hai chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngoài, nhưng cả hai chính quyền đều dùng niên hiệu của vua Lê, đều thừa nhận quốc hiệu

  • A. Đại Nam.
  • B. Đại Việt.
  • C. Vạn Xuân.
  • D. Đại Ngu.

Câu 20: Để chống họ Trịnh, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã lệnh cho Đào Duy Từ thi công hệ thống phòng thủ, được gọi là

  • A. thành Đa Bang.
  • B. thành Tây Đô.
  • C. lũy Pháo Đài.
  • D. Lũy Thầy.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác