Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 8 Cánh diều cuối học kì 2 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 cuối học kì 2 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đoạn tư liệu "Tôi [Nguyễn Tất Thành] muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta" chứng tỏ vào năm 1911, Nguyễn Tất Thành đã xác định rõ

  • A. mục đích và hướng đi tìm con đường cứu nước. 
  • B. nước Pháp là nơi hoạt động cứu nước duy nhất.
  • C. phương pháp hoạt động cứu nước là cải cách.
  • D. phải học tập nước Pháp làm cách mạng vô sản.

Câu 2: Năm 1917, Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc có hoạt động yêu nước nào sau đây?

  • A. Tích cực tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ (Việt Nam). 
  • B. Hoạt động trong tổ chức Hội người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri.
  • C. Đi nhiều nước châu Âu, châu Phi để tìm hiểu phong trào công nhân.
  • D. Sang Liên Xô tìm hiểu ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga. 

Câu 3: Hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1911 – 1917 có ý nghĩa quan trọng nào sau đây?

  • A. Đã chuẩn bị đủ các điều kiện cho Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. 
  • B. Kết nối phong trào yêu nước Việt Nam với phong trào công nhân Pháp.
  • C. Đặt cơ sở cho sự lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn sau này.
  • D. Giúp nhân dân biết được nhiều cuộc cách mạng tư sản diễn ra trên khắp thế giới.

Câu 4: Sự kiện Thái tử Áo - Hung bị ám sát đã trở thành

  • A. bước ngoặt đưa Chiến tranh thế giới thứ nhất vào giai đoạn cuối.
  • B. nguyên nhân trực tiếp buộc Mỹ tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất.
  • C. duyên cớ — ngòi nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất. 
  • D. nguyên nhân sâu xa của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 5: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc gắn liền với sự kiện nào sau đây?

  • A. Đức kí văn bản đầu hàng vô điều kiện.
  • B. Mỹ tham chiến và đứng về phe Hiệp ước.
  • C. Cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi.
  • D. Nước Nga rút ra khỏi chiến tranh.

Câu 6: Trong quá trình diễn ra Chiến tranh thế giới thứ nhất, sự kiện nào sau đây đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện chính trị thế giới?

  • A. Thái tử Áo - Hung bị tổ chức “Bàn tay đen” ở Xéc-bi ám sát (6-1914).
  • B. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, nước Nga Xô viết ra đời (1917).
  • C. Nước Mỹ tham gia chiến tranh và đứng về phe Hiệp ước (4-1917).
  • D. Hội nghị Véc-xai (1919 – 1920) hợp giải quyết các vấn đề về chiến tranh.

Câu 7: Nội dung nào sau đây không đúng nguyên nhân làm bùng nổ Cách mạ tháng Mười Nga năm 1917? 

  • A. Vấn đề hoà bình, tự do và ruộng đất chưa được giải quyết.
  • B. Chế độ Nga hoàng phản động vẫn chưa sụp đổ hoàn toàn. 
  • C. Nhân dân muốn xoá bỏ Chính phủ tư sản lâm thời.
  • D. Nước Nga xuất hiện tình trạng hai chính quyền cùng tồn tại.

Câu 8: Sau Cách mạng tháng Hai, ở nước Nga không thể cùng tồn tại hai chính quyền là do hai chính quyền

  • A. không thoả thuận được với nhau về chính sách đối nội. 
  • B. không thoả thuận được với nhau về chính sách đối ngoại.
  • C. đại diện cho các giai cấp có lợi ích đối lập nhau.
  • D. mâu thuẫn gay gắt trong việc quản lý đất nước.

Câu 9: Một trong những thành tựu về khoa học xã hội trong các thế kỉ XVIII – XI gắn với C. Mác và Ph. Ăng-ghen là

  • A. Chủ nghĩa duy vật.
  • B. Học thuyết kinh tế chính trị. 
  • C. Chủ nghĩa xã hội khoa học.
  • D. Chủ nghĩa xã hội không tưởng.

Câu 10: Những thành tựu về khoa học tự nhiên trong các thế kỉ XVIII – XIX đã

  • A. tấn công vào quan niệm của tôn giáo khi cho rằng Thượng đế sinh ra muôn loài
  • B. mở đầu cho sự xuất hiện của các ngành khoa học xã hội và nhân văn.
  • C. giúp giai cấp chủ nô sản xuất ra nhiều của cải vật chất.
  • D. chứng tỏ lĩnh vực khoa học tự nhiên không có quan hệ với tôn giáo.

Câu 11: Một thành tựu kĩ thuật tiêu biểu trong các thế kỉ XVIII – XIX là

  • A. Giêm Oát đã chế tạo được máy hơi nước và ứng dụng trong công nghiệp.
  • B. đã chế tạo được chiếc máy tính điện tử đầu tiên.
  • C. đã phát minh ra internet và công nghệ số kết nối toàn cầu. 
  • D. phát minh ra kỹ thuật in và ứng dụng rộng rãi trong đời sống

Câu 12: Tác phẩm nào sau đây là thành tựu tiêu biểu về văn học trong các thế kỉ XVIII – XIX?

  • A. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản của C. Mác và Ph. Ăng-ghen.
  • B. Hồ thiên nga của Trai-cốp-xki.
  • C. Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô. 
  • D. Mùa thu vàng của Lê-vi-tan.

Câu 13: Sự kiện nào sau đây mở đầu cho quá trình các nước đế quốc phương Tây xâm lược Trung Quốc?

  • A. Triều đình Mãn Thanh kí Hiệp ước Nam Kinh.
  • B. Triều đình Mãn Thanh kí Hiệp ước Tân Sửu. 
  • C. Thực dân Anh tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện.
  • D. Thực dân Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử.

Câu 14:  Cuộc Cách mạng Tân Hợi nổ ra dưới sự lãnh đạo của tổ chức nào sau đây?

  • A. Trung Quốc Đồng minh hội.
  • B. Tân Hoa xã.
  • C. Đảng Cộng sản Trung Quốc.
  • D. Trung Hoa Dân quốc.

Câu 15: Một trong những ý nghĩa quan trọng của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản là đã 

  • A. xóa bỏ toàn bộ tàn tích của chế độ phong kiến.
  • B. lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chế độ cộng hoà.
  • C. thúc đẩy trào lưu duy tân, cải cách ở các nước châu Á.
  • D. giải phóng Nhật Bản thoát khỏi sự cai trị của phương Tây.

Câu 16: Một trong những biểu hiện về sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản là đã xuất hiện

  • A. nhiều công ty độc quyền và mở rộng xâm lược thuộc địa. 
  • B. nhiều tổ chức yêu nước và cách mạng hoạt động sôi nổi.
  • C. trào lưu cải cách, duy tân ở nhiều địa phương trên cả nước.
  • D. các tổ chức chính trị bảo vệ quyền lợi cho công nhân.

Câu 17: Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX có những chuyển biến sâu sắc là do

  • A. tác động từ các cuộc phát kiến địa lí của người châu Âu. 
  • B. chính sách xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây.
  • C. những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu.
  • D. chính sách xâm lược và bành trướng lãnh thổ của Nhật Bản.

Câu 18: Đứng đầu bộ máy cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ là

  • A. Toàn quyền.
  • B. Thống lĩnh.
  • C. Hoàng gia.
  • D. Hoàng đế.

Câu 19: Cuộc cách mạng 1896 – 1898 ở Phi-lip-pin diễn ra dưới sự lãnh đạo của tổ chức nào sau đây?

  • A. Hội Liên hiệp thuộc địa ở Đông Nam Á.
  • B. Hội những người bị áp bức ở Á Đông. 
  • C. Đồng minh những người chính nghĩa.
  • D. Tổ chức Liên hiệp những người con yêu quý của nhân dân. 

Câu 20: Phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây nào sau đây không phải của nhân dân Đông Nam Á?

  • A. Khởi nghĩa Xipay.
  • B. Phong trào Cần vương.
  • C. Khởi nghĩa Ông Kẹo và Com-ma-dam.
  • D. Khởi nghĩa của nhà sư Ang-xnuông.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác