Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 8 Cánh diều cuối học kì 1 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 cuối học kì 1 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn (thế kỷ XVII – XVIII) có ý nghĩa nào sau đây?

  • A. Đặt cơ sở cho sự thành lập Vương triều Nguyễn. 
  • B. Tránh được sự nhòm ngó, xâm lược của thực dân Pháp.
  • C. Khẳng định việc xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo. 
  • D. Khẳng định chủ quyền duy nhất của Việt Nam trên khu vực Biển Đông

Câu 2: Một trong những nguyên nhân dẫn đến bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII là

  • A. tầng lớp quý tộc ngày càng suy yếu.
  • B. chúa Trịnh không còn quyền lực.
  • C. quan lại, địa chủ ra sức bóc lột nô tì. 
  • D. kinh tế sa sút, nạn đói diễn ra ở nhiều nơi.

Câu 3: Các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài nổ ra chủ yếu trong khoảng thời gian nào?

  • A. Giữa thế kỉ XVIII.
  • B. 10 năm đầu của thế kỉ XVIII.
  • C. Cuối thế kỉ XVIII.
  • D. 30 năm đầu thế kỉ XVIII.

Câu 4: Cuộc khởi nghĩa nông dân nào sau đây không diễn ra ở thế kỉ XVIII?

  • A. Khởi nghĩa Yên Thế.
  • B. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất. 
  • C. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương.
  • D. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu.

Câu 5: Các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII đều có kết quả như thế nào.

  • A. Bị dập tắt ngay từ năm đầu khởi nghĩa.
  • B. Lật đổ được chính quyền vua Lê – chúa Trịnh.
  • C. Bị triều đình đàn áp, dập tắt.
  • D. Lật đổ được chính quyền chúa Trịnh.

Câu 6: Phong trào Tây Sơn bùng nổ năm 1771 do một trong những nguyên nhân nào sau đây?

  • A. Triều đình Mãn Thanh đưa quân xâm lược Đại Việt.
  • B. Nguyễn Ánh cầu viện vua Xiêm đem quân sang giúp đỡ.
  • C. Chính quyền phong kiến đã khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
  • D. Trương Phúc Loan tạo phản, lật đổ chính quyền chúa Nguyễn.

Câu 7: Từ năm 1771 đến năm 1789, phong trào Tây Sơn đã giành được những thắng lợi tiêu biểu nào sau đây? 

  • A. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn, chúa Trịnh, vua Lê, đánh đuổi quân Xiêm và đại phá quân Thanh.
  • B. Lật đổ chính quyền phong kiến Đảng Trong và Đàng Ngoài, đánh tan quân xâm lược Mông – Nguyên. 
  • C. Xoá bỏ chính quyền của chúa Nguyễn, đại phá quân Mông – Nguyên và lật đổ chính quyền họ Trịnh.
  • D. Đánh đuổi quân Minh và quân Xiêm, quân Thanh, xoá bỏ chính quyền vua Lê — chúa Trịnh.

Câu 8: Ý nào sau đây mô tả sự thất bại của quân Thanh trước quân Tây Sơn?

  • A. 29 vạn quân Thanh đều bị tiêu diệt ở trận Ngọc Hồi – Đống Đa.
  • B. Tướng Sầm Nghi Đống và tướng Tôn Sĩ Nghị tử trận ở Thăng Long. 
  • C. Sau lần bại trận năm 1789, quân Thanh sợ quân Tây Sơn như sợ cọp.
  • D. Tướng Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử, Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy về nước. 

Câu 9: Nội dung nào sau đây không đúng nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của phong trào Tây Sơn?

  • A. Sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của nhân dân Chăm-pa. 
  • B. Nhờ có sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
  • C. Sự lãnh đạo, chỉ huy tài tình của bộ chỉ huy nghĩa quân.
  • D. Truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc.

Câu 10: Nội dung nào sau đây không đúng ý nghĩa lịch sử về thắng lợi của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc?

  • A. Thể hiện và chứng minh sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân. 
  • B. Xoá bỏ ranh giới sông Gianh đã đặt cơ sở cho việc thống nhất đất nước.
  • C. Nhờ tài chỉ huy và nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ – Quang Trung. 
  • D. Đã góp phần vào bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước,

Câu 11:Đến đầu thế kỉ XVIII, tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài có biểu hiện nào sau đây?

  • A. Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích canh tác phát triển.
  • B. Hoạt động đắp đê, làm thuỷ lợi được đặc biệt chú trọng.
  • C. Nan vỡ đê, mất mùa chấm dứt.
  • D. Tình trạng ruộng đất bỏ hoang, vỡ đê, mất mùa diễn ra ở nhiều nơi. 

Câu 12: Nét nổi bật về kinh tế thủ công nghiệp Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII là gì?

  • A. Các nghề thủ công truyền thống bị mai một và kém phát triển.
  • B. Ngành khai thác mỏ phát triển mạnh trên quy mô lớn. 
  • C. Các nghề thủ công truyền thống được tiếp tục duy trì và phát triển.
  • D. Thợ thủ công đã chế tạo được các tàu thuỷ chạy bằng hơi nước. 

Câu 13: Nội dung nào sau đây là điểm mới về hoạt động ngoại thương của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII ? 

  • A. Thăng Long (Hà Nội) trở thành trung tâm buôn bán duy nhất của cả nước.
  • B. Vân Đồn (Quảng Ninh) trở thành nơi duy nhất buôn bán với nước ngoài.
  • C. Thu hút được nhiều thương nhân châu Âu đến Đại Việt buôn bán.
  • D. Thương nhân châu Á bắt đầu đến Đại Việt để trao đổi, buôn bán. 

Câu 14: Một trong những chuyển biến lớn về tôn giáo của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII là gì?

  • A. Nho giáo không được đề cao trong giáo dục và khoa cử.
  • B. Hoạt động truyền bá Thiên Chúa giáo ngày càng gia tăng.
  • C. Phật giáo và Đạo giáo giữ vai trò chủ đạo trong đời sống.
  • D. Nhiều tín ngưỡng truyền thống ở làng xã bị mai một.

Câu 15: Ý nào sau đây không đúng về nghệ thuật của Đại Việt trong các thế kỉ XVI-XVIII?

  • A. Xuất hiện nghệ thuật múa rối.
  • B. Điêu khắc gỗ trong các đình, chùa với những nét chạm khắc tinh xảo. 
  • C. Nghệ thuật sân khấu phát triển với các loại hình như chèo, tuồng,.....
  • D. Xuất hiện nghệ thuật tranh dân gian như tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống

Câu 16: Vào cuối thế kỉ XVIII, nhân dân 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ nổi dậy làm cách mạng với mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản nào sau đây?

  • A. Xoá bỏ ách cai trị của thực dân Anh, mở đường cho kinh tế tư bản phát triển.
  • B. Đòi xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc và được tự do phát triển kinh tế.
  • C. Xoá bỏ chế độ quân chủ chuyên chế ở nước Anh do vua Sác-lơ I đứng đầu.
  • D. Đòi chính quốc thừa nhận Bắc Mỹ là quốc gia nằm trong Liên hiệp Anh. 

Câu 17: Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ có đặc điểm nổi bật nào sau đây?

  • A. Giai cấp tư sản liên minh với chủ nô lãnh đạo dưới hình thức một cuộc nội chiến. 
  • B. Giai cấp tư sản và chủ nô lãnh đạo thông qua cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
  • C. Do quý tộc mới lãnh đạo dưới hình thức một cuộc cải cách dân chủ. 
  • D. Thành lập một quốc gia mới và thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

Câu 18: Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ cũng mang tính chất là một cuộc cách mạng tư sản vì lý do cơ bản nào sau đây?

  • A. Thành lập một quốc gia mới, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản phát triển. 
  • B. Xoá bỏ được mọi áp bức trong xã hội, thúc đẩy kinh tế tư bản phát triển.
  • C. Cổ vũ phong trào đấu tranh giành độc lập ở khu vực Mỹ La-tinh.
  • D. Sử dụng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng. 

Câu 19: Giai cấp tư sản ở Pháp lãnh đạo quần chúng nhân dân làm cách mạng (1789 – 1799) nhằm mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản nào sau đây? 

  • A. Lật đổ vua Lu - i XVI, thiết lập nền quân chủ lập hiến.
  • B. Chuẩn bị cho việc xâm lược các nước ở châu Á, châu Phi. 
  • C. Chuẩn bị điều kiện làm cuộc cách mạng công nghiệp.
  • D. Xoá bỏ nền quân chủ, thúc đẩy kinh tế tư bản phát triển.

Câu 20: Nội dung nào sau đây không đúng về ý nghĩa của Cách mạng tư sản Pháp (1789-1799)?

  • A. Kết thúc thời đại cầm quyền của nền quân chủ ở Pháp và trên thế giới
  • B. Mở ra thời đại thắng thế và củng cố quyền lực, địa vị của tư bản Pháp. 
  • C. Là cuộc cách mạng mang tính chất dân chủ tư sản và điển hình.
  • D. Tấn công vào thành trị của chế độ phong kiến Pháp từng tồn tại lâu đời.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác