Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 8 Cánh diều cuối học kì 1 (Đề số 2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 cuối học kì 1 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Cuộc cách mạng nào được xem là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới
- A. Cách mạng tư sản Pháp.
- B. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
- C. Cách mạng tư sản Anh.
D. Cách mạng Hà Lan.
Câu 2: Yếu tố nào đã thúc đẩy năng suất lao động ở Anh trong thế kỉ XVII tăng nhanh?
- A. Sự lãnh đạo sáng suốt của nhà vua với nhiều chính sách hợp lí.
B. Các phát minh mới về kĩ thuật và hình thức tổ chức lao động hợp lí.
- C. Quý tộc vừa và nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản.
- D. Cuộc cách mạng tử sản ở Anh diễn ra sớm và thành công.
Câu 3: Nhân tố nào thúc đẩy sự phát triển và thành công của cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII?
A. sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.
- B. sự giúp đỡ của các quốc gia lân cận.
- C. vai trò to lớn của nhà vua và tư sản.
- D. sự lãnh đạo thống nhất của Quốc hội.
Câu 4: Điểm giống nhau về bối cảnh bùng nổ của cách mạng tư sản Anh và Pháp là
- A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xâm nhập vào nông nghiệp
- B. Sự ra đời của tầng lớp quý tộc mới
- C. Sự tồn tại của chế độ đẳng cấp
D. Cuộc khủng hoảng về tài chính của triều đình phong kiến
Câu 5: Vì sao cách mạng tư sản Pháp được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại?
- A. Do giai cấp tư sản lãnh đạo
- B. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
- C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân
D. Thực hiện triệt để các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản
Câu 6: Điểm khác biệt cơ bản giữa nhiệm vụ của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII với các cuộc cách mạng tư sản trước đó là:
A. Thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ đấu tranh chống lại các thế lực phong kiến trong nước và bên ngoài
- B. Chống lại liên minh phong kiến châu Âu để bảo vệ thành quả cách mạng
- C. Phải thực hiện khẩu hiệu hòa bình- ruộng đất- bánh mì cho quần chúng
- D. Phải thiết lập nền chuyên chính dân chủ
Câu 7: Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở nước nào?
- A. Mĩ.
- B. Pháp.
C. Anh.
- D. Đức.
Câu 8: Lĩnh vực đầu tiên ứng dụng máy móc vào sản xuất ở Anh là
- A. đóng tàu
B. ngành dệt
- C. thuộc da
- D. khai mỏ
Câu 9: Vấn đề ngành dệt nước Anh gặp phải trước khi máy kéo sợi Gien-ni ra đời là gì?
A. Sự mất cân đối giữa khâu dệt vải và kéo sợi
- B. Nguồn bông không đủ để sản xuất
- C. Máy móc dệt vải đã lỗi thời
- D. Hàng dệt của Anh bị cạnh tranh quyết liệt
Câu 10: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX?
- A. Cổ vũ các phong trào đấu tranh của công nhân trên thế giới.
- B. Tạo tiền đề cho sự ra đời của lý luận cách mạng.
- C. Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân.
D. Tăng cường mối liên hệ với giai cấp nông dân.
Câu 11: Phong trào đấu tranh nào của giai cấp công nhân Đức góp phần làm thức tỉnh và tăng cường tinh thần đoàn kết vô sản?
A. Cuộc khởi nghĩa của thợ dệt Sơlêdinnăm 1844.
- B. Cuộc nổi dậy của thợ thủ công và nông dân Đức năm 1848.
- C. Cuộc míttinh lớn ở phía Tây nước Đức năm 1864.
- D. Phong trào đấu tranh chính trị năm 1847.
Câu 12: Bài học kinh nghiệm quan trong nhất trong phong trào đấu tranh của công nhân nửa đầu thế kỉ XIX để lại cho các cuộc đấu tranh ở giai đoạn sau là?
- A. Phải đoàn kết với giai cấp vô sản quốc tế
- B. Phải khởi nghĩa vũ trang chống lại giới chủ
- C. Phải đoàn kết với giai cấp nông dân và các dân tộc thuộc địa
D. Phải có một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối chính trị đúng đắn
Câu 13: Để xoa dịu mâu thuẫn trong nước và ngăn cản quá trình thống nhất nước Đức, chính phủ Pháp đã có hành động gì?
- A. Tiến hành cải cách sâu rộng đất nước.
- B. Thành lập chính phủ lâm thời.
C. Gây chiến với Phổ.
- D. Giao chính quyền cho tư sản.
Câu 14: Ngày 4-9-1870, ở Pa-ri đã diễn ra sự kiện quan trọng gì?
- A. Na-pô-lê-ông kí hiệp định đầu hàng Phổ.
B. Nhân dân Pa-ri khởi nghĩa lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III, đòi thiết lập nền cộng hoà.
- C. Công xã Pa-ri giành thắng lợi.
- D. Đế quốc Đức tuyên bố thành lập ở cung điện Véc-xai
Câu 15: Chính phủ tư sản lâm thời ra đời sau cuộc khởi nghĩa ngày 4-9-1870 có tên gọi là
- A. Chính phủ tư sản.
- B. Chính phủ lâm thời.
C. Chính phủ vệ quốc.
- D. Chính phủ phản quốc.
Câu 16: Điểm tương đồng trong sự phát triển kinh tế của các nước tư bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là gì?
- A. Hình thành các siêu đô thị
- B. Hình thành các trung tâm công nghiệp
- C. Hình thành các tập đoàn xuyên quốc gia
D. Hình thành các tổ chức độc quyền
Câu 17: Hình thức độc quyền phổ biến ở Đức cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là
- A. Các-ten và tơ-rớt
- B. Các-ten và Xanh-đi-ca
C. Xanh-đi-ca và Tơ-rớt
- D. Công-xoóc-xi-om và Công-lô-mê-rat
Câu 18: Sự ra đời của các tổ chức độc quyền đánh dấu sự chuyển biến gì của chủ nghĩa tư bản
- A. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản tư do cạnh tranh
- B. Sự hình thành chủ nghĩa thực dân
C. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền
- D. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Câu 19: Lực lượng chủ yếu tham gia phong trào cách mạng 1905 – 1907 ở Nga là
- A. Công nhân, nông dân
B. Công nhân, nông dân, binh lính
- C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản
- D. Công nhân, nông dân, tư sản
Câu 20: Sự kiện nào sau đây được xem là “Ngày chủ nhật đẫm máu”?
- A. Cuộc tổng bãi công của nhân dân Mat-xcơ-va (1905) bị đàn áp
- B. Phong trào cách mạng của nông dân và binh lính (1905) bị đàn áp
- C. Các cuộc bãi công và biểu tình của quần chúng (1904) bị đàn áp
D. Công nhân Pê-téc-bua kéo đến Cung điện mùa đông (9/1/1905) đưa yêu sách nhưng bị đàn áp
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 8 Cánh diều cuối học kì 1
Bình luận