Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 8 Cánh diều cuối học kì 1 (Đề số 3)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 cuối học kì 1 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới là
A. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất phong kiến
- B. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với chế độ phong kiến
- C. Vấn đề xung đột tôn giáo
- D. Vấn đề khủng hoảng tài chính của triều đình phong kiến
Câu 2: Điểm khác nhau cơ bản giữa cách mạng tư sản Anh với chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là
A. Hình thức đấu tranh
- B. Kết quả
- C. Lực lượng tham gia
- D. Phương pháp
Câu 3: Điểm nổi bật của nền kinh tế Pháp trước cách mạng là
- A. Nền kinh tế phát triển nhất châu Âu
B. Nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp đã phát triển
- C. Máy móc được sử dụng trong sản xuất ngày càng nhiều
- D. Các công ti thương mại Pháp có quan hệ buôn bán với nhiều nước
Câu 4: Thể chế chính trị của nước Pháp trước cách mạng là
- A. Cộng hòa dân chủ.
B. Quân chủ chuyên chế.
- C. Quân chủ lập hiến.
- D. Cộng hòa liên bang.
Câu 5: Sự kiện nào đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?
- A. Quốc hội lập hiến tuyên bố thành lập
B. Cuộc tấn công vào pháo đài Ba-xti ngày 14-7
- C. Quốc hội thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền
- D. Vua Lu-I XVI bị xử tử
Câu 6: Đâu không phải là lý do khiến cách mạng công nghiêp Anh lại bắt đầu từ công nghiệp nhẹ?
- A. Là ngành truyền thống, phát triển mạnh ở Anh
- B. Lượng vốn đầu tư không quá lớn, thu hồi nhanh
- C. Thị trường tiêu thụ rộng
D. Nước Anh không có nguồn than đá để phát triển công nghiệp nặng
Câu 7: Trong nửa đầu thế kỉ XIX, giai cấp công nhân đã thành lập tổ chức gì?
A. Công đoàn
- B. Nghiệp đoàn
- C. Phường hội
- D. Đảng cộng sản
Câu 8: “Sống trong lao động, chết trong chiến đấu” là khẩu hiệu đấu tranh của phong trào nào?
A. Khởi nghĩa của công nhân Li-ông (Pháp)
- B. Khởi nghĩa của công nhân Sơ-lê-din (Đức)
- C. Phong trào Hiến chương
- D. Khởi nghĩa của công nhân Pari (Pháp)
Câu 9: “Hình thức đấu tranh của phong trào này là míttinh, biểu tình đưa kiến nghị (có hàng triệu chữ kí) đến Quốc hội đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương giảm giờ làm cho người lao động” (SGK Lịch sử 7 – trang 30) Nôi dung trên là đặc điểm của phong trào đấu tranh nào?
- A. Khởi nghĩ Li-ông (Pháp) (1831)
- B. Khởi nghĩ Li-ông (Pháp) (1834)
- C. Khởi nghĩa công nhân dệt Sê-lê-din (Đức) (1844)
D. “Phong trào Hiến chương” (Anh) (1836 – 1846)
Câu 10: Bản chất của cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871 là
- A. cuộc chiến tranh giải phóng nước Pháp khỏi sự chiếm đóng của quân Đức.
- B. cuộc cách mạng tư sản lần thứ tư ở Pháp.
C. cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
- D. cuộc chính biến lật đổ Đế chế III, thiết lập nền Cộng hoà III ở Pháp.
Câu 11: Nhân dân Pari đã thành lập lực lượng nào để đấu tranh chống chống quân Phổ, bảo vệ “Tổ quốc lâm nguy”?
A. Quốc dân quân
- B. Tự vệ
- C. Quân đội cách mạng
- D. Tự vệ và du kích
Câu 12: Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Anh là một nước
A. Quân chủ lập hiến
- B. Quân chủ chuyên chế
- C. Cộng hòa tổng thống
- D. Cộng hòa liên bang
Câu 13: Nước nào được mệnh danh là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”?
- A. Anh
B. Pháp
- C. Đức
- D. Mĩ
Câu 14: Nhân tố nào đã khiến cho nhịp độ phát triển của nền kinh tế Pháp chậm lại từ cuối thế kỉ XIX?
A. Hậu quả của chiến tranh Pháp- Phổ.
- B. Pháp chỉ lo đầu tư khai thác thuộc địa.
- C. Pháp tập trung cho vay lấy lãi.
- D. Kinh tế Pháp phát triển không đều.
Câu 15: Điểm nào sau đây không chứng tỏ Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga là đảng kiểu mới?
- A. Dựa trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác
- B. Đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động.
- C. Do giai cấp vô sản lãnh đạo
D. Đấu tranh để xây dựng một xã hội tư bản công bằng, tốt đẹp hơn
Câu 16: Bản chất của phong trào cách mạng 1905 – 1907 ở Nga là
A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
- B. Cách mạng giải phóng dân tộc.
- C. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
- D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 17: Nội dung sau đây phản ánh đúng vai trò của Lê -nin đối với Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga?
A. Đấu tranh bảo vệ học thuyết Mác
- B. Lãnh đạo phong trào cách mạng Nga 1905 – 1907 thắng lợi
- C. Đẩy mạnh truyền bá lí luận giải phóng dân tộc về Nga
- D. Thông qua chủ trương Nga rút khỏi chiến tranh đế quốc
Câu 18: Năm 1807, nước Mĩ đã đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực kĩ thuật?
- A. Sáng tạo ra đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.
B. Đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên.
- C. Phát minh ra máy điện tín.
- D. Chế tạo được loại xe lửa có nhiều toa.
Câu 19: Nhà khoa học nào sáng chế ra bảng chữ cái cho điện tín gồm những gạch và dấu chấm vào giữa thế kỉ XIX?
- A. Xti-phe-xơn.
- B. Phơn-tơn.
- C. Đác-uyn.
D. Moóc-xơ.
Câu 20: Nhà bác học Puôc-kin-giơ (Séc) là đã khám phá ra bí mật gì của sinh vật
- A. thuyết vạn vật hấp dẫn
- B. định luật bảo toàn vật chất và năng lượng
- C. sự phát triển của thực vật và đời sống của mô động vật
- D. thuyết tiến hoá và di truyền
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 8 Cánh diều cuối học kì 1
Bình luận