Giải ngắn gọn Lịch sử 8 cánh diều bài 3: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
Giải siêu ngắn bài 3: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX sách lịch sử và địa lý 8 cánh diều. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
KIẾN THỨC MỚI
I. Quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân phương Tây.
Câu hỏi:
Dựa vào thông tin và các hình trong mục I (SGK, tr.16-17), trình bày quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào khu vực Đông Nam Á.
Đáp án:
Tên các nước Đông Nam Á | Thực dân xâm lược | Thời gian hoàn thành xâm lược |
In- đô- nê – xi -a | Hà Lan | Giữa XIX |
Philippin | Tây Ban Nha, Mĩ | -Giữa thế kỉ XVI Tây Ban Nha thống trị. - Năm 1899 – 1902, Mĩ xâm lược Philippin thành thuộc địa Mĩ |
Miến Điện | Anh | Năm 1885 |
Malaysia | Anh | Đầu thế kỉ XX |
Việt Nam – Lào- Campuchia | Pháp | Cuối thế kỉ XIX |
Xiêm (Thái Lan) | Anh – Pháp tranh chấp | Xiêm vẫn giữ được độc lập |
II. Cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á.
Câu hỏi: Cho biết nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.
Đáp án:
- Về chính trị: lần lượt mất độc lập, trở thành thuộc địa phương Tây.
- Về kinh tế: kinh tế Đông Nam Á phụ thuộc vào các nước phương Tây và trở thành thị trường tiêu thụ, nơi cung cấp nguyên liệu rẻ.
- Về văn hóa: văn hóa phương Tây từng bước du nhập một cách cưỡng bức vào các nước Đông Nam Á.
- Về xã hội: Các nước Đông Nam Á chuyển biến mạnh mẽ dưới tác động của quá trình xâm lược và khai thác thuộc địa.
III. Cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á.
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 3.5 (SGK, tr.19), trình bày những nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân phương Tây ở Đông Nam Á.
Đáp án:
Cuộc đấu tranh chống thực dân phương Tây ở Đông Nam Á:
- Các vương triều cùng nhân dân tổ chức kháng chiến nhưng sau đó đều bị đàn áp bằng vũ lực.
- Tại In-đô-nê-xi-a, khỏi nghĩa chống thực dân Hà Lan nổ ra từ giữa thế kỉ XVII.
- Tại Phi-lip-pin, từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX diễn ra hàng trăm cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống thực dân Tây Ban Nha.
LUYỆN TẬP
Câu 1. Vẽ sơ đồ về quá trình xâm nhập tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.
Đáp án:
Câu hỏi 2. Giải thích nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh chống thực dân phương Tây của các nước Đông Nam Á.
Đáp án:
- Triều đình không có đường lối kháng chiến đúng đắn, thiên về chủ hoà, không đoàn kết với nhân dân, bạc nhược trước sức mạnh của kẻ thù.
- Các cuộc kháng chiến diễn ra lẻ tẻ, tự phát.
- Tương quan lực lượng chênh lệch, đặc biệt là sự chênh lệch về trang bị vũ khí.
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Sưu tầm tư liệu về quá trình xâm nhập của các nước thực dân phương Tây vào Đông Nam Á. Giới thiệu những tư liệu đó với thầy cô và bạn học.
Đáp án:
Một số tư liệu về quá trình xâm nhập và xâm lược của các nước phương Tây vào Đông Nam Á
- Từ thế kỉ XVI, sau các cuộc phát kiến địa lí, các nước phương Tây lần lượt xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á bằng nhiều con đường khác nhau như thương mại, tôn giáo, ngoại giao, quân sự,...
- Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây. Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây đối với các quốc gia Đông Nam Á lục địa bắt đầu vào thế kỉ XIX.
- Đến đầu thế kỉ XX, các nước thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình thôn tính Đông Nam Á. Hầu hết các nước trong khu vực đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
- Vương quốc Xiêm tuy vẫn giữ được nền độc lập nhưng bị lệ thuộc vào nước ngoài về nhiều mặt và trở thành “vùng đệm” giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận