Giải ngắn gọn Lịch sử 8 cánh diều bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

Giải siêu ngắn bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX sách lịch sử và địa lý 8 cánh diều. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC CỦA NHÂN DÂN TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1884.

Câu hỏi: Nêu quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1858 - 1873.

Đáp án: 

Thực dân Pháp

Quân dân ta

Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tiến công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. 

Quân Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương kháng cự quyết liệt, bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.

Tháng 2/1859, quân Pháp kéo vào Nam, chiếm thành Gia Định, rồi đánh rộng ra

- Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã. 

- Nhân dân địa phương đã tự động nổi lên đánh giặc.

Năm 1860, khoảng 1000 quân làm nhiệm vụ canh giữ phòng tuyến dài khoảng 10km ở Gia Định.

Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân dân, xây dựng Đại đồn Chí Hòa và tổ chức phòng thủ.

Năm 1861, tập trung mở cuộc tấn công Đại đồn Chí Hòa và mở rộng đánh chiếm Gia Định.

- Quân triều đình kháng cự quyết liệt nhưng không cản được giặc. Đại đồn Chí Hòa thất thủ.

  • Phong trào kháng chiến của nhân dân vẫn tiếp diễn sôi nổi. Nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp (12/1861)

Ngày 24/2/1862, đại quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.

Triều đình Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.

 

Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục 2, nêu quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1873 - 1884.

Đáp án:

Thực dân Pháp

Quân dân ta

- Sau khi chiếm Nam kì, Pháp thiết lập bộ máy cai trị, biến nơi đây thành bàn đạp mở rộng chiến tranh ra cả nước.
- Viện cớ giúp triều đình nhà Nguyễn giải quyết vụ lái buôn Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, Pháp đem quân xâm chiếm Bắc kì.
- Tháng 11/1873, Gác-ni-ê đem quân tới Hà Nội.
+ Ngày 19/11/1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương (Tổng đốc thành Hà Nội) yêu cầu giải tán quân đội, nộp vũ khí và cho Pháp đóng quân trong nội thành.
+ Không đợi trả lời, ngày 20/11/1873, Pháp chiếm thành; sau đó mở rộng đánh chiếm Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.

- Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh lính đã chiến đấu và anh dũng hi sinh tại ô Quan Chưởng.
- Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu dũng cảm. Nguyễn Tri Phương hi sinh, thành Hà Nội thất thủ, con trai ông là Nguyễn Lâm cũng hi sinh.
- Quân triều đình nhanh chóng tan rã nhưng nhân dân tiếp tục chiến đấu quyết liệt, buộc Pháp phải rút về các tỉnh lị cố thủ.
- Trận đánh gây tiếng vang lớn là trận Cầu Giấy (21/12/1873), Gác-ni-ê tử trận.
- Pháp hoang mang tìm cách thương lượng với triều Huế kí Hiệp ước 1874 (Hiệp ước Giáp Tuất).

 

II. NHỮNG ĐỀ NGHỊ CẢI CÁCH CỦA QUAN LẠI, SĨ PHU YÊU NƯỚC.

Câu hỏi: Khai thác thông tin, tư liệu bảng 16 và hình 16.6 (SGK, tr.76):

  • Trình bày nguyên nhân xuất hiện trào lưu cải cách, cách tân đất nước cuối thế kỉ XIX.
  • Nêu những nội dung chính trong các đề nghị cải cách của quan lại, sĩ phu yêu nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX.

Đáp án:

Nguyên nhân:

  • Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, 

  • Tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

  • Tầng lớp văn thân, sĩ phu Việt Nam có điều kiện tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài đã mạnh dạn gửi lên triều đình Huế những bản điều trần, đề nghị cải cách.

  • Nội dung một số bản điều trần:

Nguyễn Trường Tộ

Đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương, tài chính, chỉnh đốn võ bị, ngoại giao, cải tổ giáo dục.

Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế, Đinh Văn Điển

Đề nghị mở cửa biển Trà Lý (Nam Định), đẩy mạng khai hoang, khai mỏ, mở mang thương nghiệp, củng cố quốc phòng.

Viện Thương Bạc

Đề nghị mở 3 cửa biển ở miền Bắc và miền Trung, phát triển ngoại thương.

Nguyễn Lộ Trạch

Đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

 

III. PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG VÀ KHỞI NGHĨA YÊN THẾ.

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 16.7 đến 16.10 (SGK, tr.77 - 78), trình bày những nét chính về khởi nghĩa Bãi Sậy và khởi nghĩa Hương Khê.

Đáp án:

Khởi nghĩa Bãi Sậy

Khởi nghĩa Hương Khê

- Trong những năm 1883 - 1885, địa bàn hoạt động của nghĩa quân chỉ hạn chế trong vùng Bãi Sậy.

- Từ năm 1885 đến cuối năm 1887, nghĩa quân đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của Pháp ở vùng Văn Giang, Khoái Châu và vùng căn cứ Hai Sông. Nhiều trận đánh diễn ra ác liệt trên địa bàn các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Quảng Yên.

- Từ năm 1888, nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt. Quân Pháp tiến hành đàn áp dã man, nghĩa quân chiến đấu rất dũng cảm, nhưng lực lượng ngày càng giảm sút và rơi dần vào thế bị bao vây, cô lập.

- Tháng 7-1889, Nguyễn Thiện Thuật phải lánh sang Trung Quốc. Phong trào tiếp tục một thời gian rồi tan rã vào năm 1892.

- 1885 - 1888 là giai đoạn chuẩn bị lực lượng, xây dựng công sự, rèn đúc khí giới và tích trữ lương thảo. 

- 1888 - 1896 là giai đoạn đẩy mạnh hoạt động, tổ chức các cuộc tập kích, tấn công đường giao thông và đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của quân Pháp. 

Thực dân Pháp tiến hành bao vây, cô lập nghĩa quân và mở nhiều cuộc tấn công vào căn cứ Ngàn Trươi, làm cho lực lượng nghĩa quân suy yếu dần.

=> Kết quả: cuối năm 1895, Phan Đình Phùng bị thương nặng và hi sinh. Đến năm 1896, những thủ lĩnh cuối cùng của cuộc khởi nghĩa cũng bị thực dân Pháp bắt.

 

Câu hỏi: Dựa vào các thông tin, tư liệu và quan sát hình 16.12 (SGK, tr.80), trình bày những nét chính về cuộc khởi nghĩa Yên Thế. 

Đáp án:

Diên biến: gồm 3 giai đoạn

  • Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất.
  • Giai đoạn 1893-1908: nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
  • Giai đoạn 1909-1913: Thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Vẽ sơ đồ tư duy về quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1884.

Đáp án:

(*) Sơ đồ tham khảo:

Câu hỏi: Lập bảng hệ thống kiến thức về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế theo gợi ý sau:

Tên cuộc khởi nghĩa

Lãnh đạo

Địa bàn hoạt động

Hoạt động nổi bật

Kết quả, ý nghĩa

?

?

?

?

?

?

?

?

?

?

 

Đáp án:

STT

Tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, người lãnh đạo

Hoạt động nổi bật

Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm

1

Khởi nghĩa Ba Đình(1886 - 1887).

Phạm Bành, Đinh Công Tráng.

- Xây dựng công sự kiên cố,vững chắc có cấu trúc độc đáo.

- Trận đánh nổi tiếng nhất diễn ra vào tháng 6 -1 - 1887

 

- Góp phần làm Tiêu hao sinh lực địch, làm chậm quá trình bình định vùng Bắc Trung Kì của thực dân Pháp.

- Để lại bài học kinh nghiệm cho các cuộc khởi nghĩa sau  về cách  tổ chức nghĩa quân và xây dựng căn cứ địa kháng chiến.

2

Khởi nghĩa Bãi Sậy (1885- 1892).

Đinh Gia Quế, Nguyễn Thiện Thuật.

- Xây dựng hai căn cứ chính  Bãi Sậy (Hưng Yên) và Hai Sông (Hải Dương)

- Nghĩa quân được phiên chế thành những phân đội nhỏ (20 người), chăn đánh địch theo lối đánh du kích, bất ngờ  trên các tuyến giao thông thuỷ, bộ ở đồng bằng Bắc Kì.

- Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu  của nhân dân ta ở vùng đồng bằng cuối thế kỉ XIX.

- Để lại bài học kinh nghiệm cho các cuộc khởi nghĩa sau  về cách  tổ chức nghĩa quân và xây dựng căn cứ địa kháng chiến.

 

3

Khởi nghĩa Hương Khê (1885- 1896).

Phan Đình Phùng, Cao Thắng.

 

- 1885 - 1888: chuẩn bi lực lượng, xây dựng căn cứ, chế tạo vũ khí, tích trữ lương thực,... chuẩn bị cho cuộc kháng chiến

- Từ năm 1889, liên tục tập kích đẩy lùi các cuộc hành quân càn quét cùa địch, chủ động tấn công và thắng nhiều trận lớn nổi tiếng như tán công đòn Trường Lưu, đồn Nu.

- Là cuôc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương.

-  Để lại bài học kinh nghiệm cho các cuộc khởi nghĩa sau  về cách  tổ chức nghĩa quân và xây dựng căn cứ địa kháng chiến, vể tổ chức hoạt động, tác chiến.

 

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Sưu tầm tư liệu về một trong những lãnh tụ của phong trào yêu nước chống thực dân Pháp nửa sau thế kỉ XIX. Giới thiệu tư liệu đó với thầy cô và bạn học.

Đáp án:

(*) Tham khảo: Thông tin về Phan Đình Phùng (1847 - 1895, Việt Nam)

  • Phan Đình Phùng sinh năm 1847, quê ở làng Đông Thái (nay thuộc xã Tùng Ảnh), huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
  • Trong những năm 1885 - 1896, Phan Đình Phùng trở thành lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương). Ông bị thương nặng và hi sinh trong một trận giao chiến ác liệt với quân Pháp (1895).

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải ngắn gọn Lịch sử 8 cánh diều bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX, Giải ngắn Lịch sử 8 CD bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

Bình luận

Giải bài tập những môn khác