Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 cánh diều bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX.

Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 cánh diều bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 8 cánh diều. Kéo xuống để tham khảo thêm.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

  1. NHẬN BIẾT (12 câu)

Câu 1: Em hãy cho biết nguyên nhân nào khiến thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1874.

Câu 2: Nêu những nét chính về quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1862.

Câu 3: Nêu khái quát cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì từ năm 1862 đến năm 1874.

Câu 4: Nêu quá trình thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất và cuộc chiến đấu của quân dân ta.

Câu 5: Nêu những sự kiện chính về quá trình Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Bắc Kì.

Câu 6: Những bản điều trần, đề nghị cải cách của tầng lớp văn thân, sĩ phu Việt Nam gửi lên triều đình Huế ra đời trong hoàn cảnh nào?

Câu 7: Trình bày nội dung một số bản điều trần, đề nghị cải cách của tầng lớp văn thân, sĩ phu Việt Nam.

Câu 8: Những bản điều trần, đề nghị cải cách của tầng lớp văn thân, sĩ phu Việt Nam gửi lên triều đình Huế có được thực hiện không? Ý nghĩa của việc làm đó là gì?

Câu 9: Lập và hoàn thành bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây) về quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta (1858 – 1884).

Giai đoạn

Quá trình thực dân Pháp xâm lược

Thái độ và đối sách của triều đình Huế

Thái độ và hành động của nhân dân

Kết quả, ý nghĩa

1858 - 1873

 

 

 

 

1873 - 1884

 

 

 

 

Câu 10: Hãy cho biết nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX.

Câu 11: Trình bày một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX.

Câu 12: Trình bày diễn biến chính của khởi nghĩa nông dân Yên Thế.

  1. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về hậu quả của Hiệp ước Nhâm Tuất đối với nền độc lập dân tộc?

“Hiệp ước Nhâm Tuất thừa nhận việc cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn; bồi thường cho Pháp 20 triệu phrăng (ước tính bằng 280 vạn lạng bạc),... Pháp sẽ “trả lại” tỉnh Vĩnh Long khi nào triểu đình buộc dân chúng ngừng chống Pháp”.

(Theo Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam,

Tập II, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr. 26)

Câu 2: Đoạn tư liệu dưới đây, em đánh giá thế nào về việc triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất với Pháp?

“Với Hiệp ước Giáp Tuất, tuy phải trả lại Hà Nội nhưng Pháp đã đặt được cơ sở chính trị, kinh tế, quân sự khắp các nơi quan trọng ở Bắc Kì. Hiệp ước năm 1874 báo trước thực dân Pháp nhất định quay trở lại chiếm hẳn Hà Nội khi có thời cơ tới”.

(Theo Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập II, Sđd, tr. 44)

Câu 3: Qua việc kí kết các Hiệp ước Giáp Tuất, Hác-măng và Pa-tơ-nốt, em đánh giá thế nào về thái độ của triều đình nhà Nguyễn trước cuộc tấn công xâm lược của thực dân Pháp?

Câu 4: Theo em, tại sao gọi là “phong trào Cần vương”? Nêu điểm chung của các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương.

Câu 5: Nêu nhận xét của em về phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX.

Câu 6: Theo em, cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương? Vì sao?

Câu 7: Cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế có điểm gì giống và khác nhau so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương?

  1. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Trình bày một vài hiểu biết của em về Nguyễn Tri Phương.

Câu 2: Trình bày một vài hiểu biết của em về Nguyễn Trường Tộ.

Câu 3: Trình bày một vài hiểu biết của em về Tôn Thất Thuyết.

Câu 4: Trình bày một vài hiểu biết của em về Phan Đình Phùng.

Câu 5: Trình bày một vài hiểu biết của em về Hoàng Hoa Thám.

  1. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Có ý kiến cho rằng “Triều đình nhà Nguyễn phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong việc mất nước”. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?

Câu 2: Giới thiệu về một nhân vật lịch sử tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884) theo các gợi ý sau:

- Đóng góp/vai trò của nhân vật trong cuộc kháng chiến.

- Địa danh, công trình hiện nay liên quan đến nhân vật mà em biết.

- Bài học mà em học được từ nhân vật.

Câu 3: Từ phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế, em rút ra được bài học gì cho công cuộc đấu tranh giành độc lập sau đó, cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Câu 4: Kể tên một số địa danh, đường phố,… mang tên người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế mà em biết.

Câu 5: Kể tên một số con đường, trường học, di tích lịch sử,…gắn với tên tuổi các nhà lãnh đạo phong trào chống Pháp trong những năm 1885 – 1896.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Bài tập tự luận Lịch sử 8 cánh diều bài 16, Bài tập Ôn tập Lịch sử 8 cánh diều bài 16, câu hỏi ôn tập 4 mức độ Lịch sử 8 cánh diều bài 16 Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

Bình luận

Giải bài tập những môn khác