Tóm tắt kiến thức lịch sử 8 cánh diều bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 8 cánh diều bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. QUÁ TRÌNH THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TỪ NĂM 1858-1884

1. Giai đoạn 1858 - 1873

Địa điểm

Hoạt động của

 thực dân Pháp

Phản ứng của triều đình Huế và các tầng lớp nhân dân

Tại Đà Nẵng

Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. 

Quân dân Đà Nẵng (dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương) chống trả quyết liệt.

Pháp không thực hiện được kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh”. 

Tại các tỉnh miền Đông Nam Kì

Tháng 2/1859, liên quân Pháp – Tây Ban Nha kéo vào Nam Kì, đánh chiếm thành Gia Định. 

- Quan quân triều đình chống cự yếu ớt, nhanh chóng tan rã. 

- Nhân dân Gia Định tự tổ chức lực lượng chống Pháp, ngày đêm quấy rối, đột kích khiến quân Pháp gặp nhiều khó khăn. 

 

Năm 1860, Pháp điều quân sang chiến trường khác, để lại ở Gia Định 1 000 quân canh giữ phòng tuyến dài 10 km. 

Nguyễn Tri Phương huy động lực lượng tập trung củng cố Đại đồn Chí Hòa, tổ chức phòng thủ. 

 

Năm 1861 – 1862, Pháp tập trung quân về Gia Định, tấn công, xâm lược Đại đồn Chí Hòa, lần lượt đánh chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long. 

- Quân triều đình kháng cự quyết liệt nhưng bị thua và rút chạy. 

- Phong trào kháng chiến của nhân dân dâng cao, tiêu biểu là khởi nghĩa của Trương Định. 

- Triều đình Huế vội vã khí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (1862). 

Tại các tỉnh miền Tây Nam Kì

Từ 20 đến 24/6/1867, thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.

Tuyên bố 6 tỉnh Nam Kì là đất Pháp, chính quyền duy nhất là chính quyền thuộc địa Pháp. 

- Triều đình bất lực.

- Phong trào chống Pháp của nhân dân Nam Kì dưới sự lãnh đạo của văn thân, sĩ phu yêu nước phát triển dưới nhiều hình thức.

Đều bị dập tắt. 

2. Giai đoạn 1873 - 1884

a. Chống Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873 – 1874), Hiệp ước Giáp Tuất

* Hành động của quân Pháp

- Tháng 10/1873: Gác-ni-ê chỉ huy hơn 200 quân Pháp từ Sài Gòn kéo ra Bắc Kì. 

- Ngày 20/11/1873: Quân Pháp đánh thành Hà Nội. 

Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ, bị địch bắt. 

Quân Pháp chiếm được thành Hà Nội, mở rộng chiếm một số tỉnh lân cận. 

* Hành động của nhân dân Bắc Kì

Nhân dân Hà Nội, các tỉnh Bắc Kì tiếp tục kháng chiến. 

- Ngày 21/12/1873: Pháp bị phục kích tại Cầu Giấy. 

Làm nức lòng nhân dân cả nước; quân Pháp hoang mang, lo sợ. 

* Hành động của triều đình Huế

Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874). 

→ Thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì, công nhận nhiều quyền lợi khác nhau của Pháp ở Việt Nam. 

b. Chống Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882 – 1883)

* Hành động của quân Pháp:

- Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất (1874), tháng 3/1882, Hen-ri Ri-vi-e chỉ hủy đạo quân từ Sài Gòn tiến ra Bắc Kì. 

- Ngày 25/4/1882: quân Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội. 

→ Hoàng Diệu chỉ huy quân sĩ chống trả nhưng không giữ được thành. 

→ Tự vẫn, không rơi vào tay giặc. 

* Hành động của nhân dân Bắc Kì

Nhiều văn thân, sĩ phu ở các địa phương tổ chức phong trào chống Pháp. 

* Hành động của triều đình Huế:

Quân triều đình phối hợp với quân Cờ Đen (Lưu Vĩnh Phúc) tạo thế bao vây, uy hiếp quân Pháp ở Hà Nội. 

→ Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (19/5/1883).

→ Ri-vi-e, lính Pháp bỏ mạng. 

c. Chống Pháp tấn công Thuận An, Hiệp ước Hác-măng và Hiệp ước Pa-tơ-nốt

- Ngày 18/8/1883: quân Pháp tấn công Thuận An (Huế). 

→ Triều đình Huế buộc xin đình chiến, chấp nhận kí Hiệp ước Hác-măng (1883), thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì. 

→ Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân bùng lên mạnh mẽ. 

- Năm 1884: Pháp kí với triều đình Huế Hiệp ước Pa-tơ-nốt, sửa lại một số điều khoản của Hiệp ước Hác-măng. 

 → Thực dân Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam.

II. NHỮNG ĐỀ NGHỊ CẢI CÁCH CỦA QUAN LẠI, SĨ PHU

Nguyên nhân xuất hiện 

Người đề nghị 

cải cách 

Lĩnh vực, nội dung 

đề nghị cải cách

- Chế độ quân chủ ở Việt Nam đang trong tình trạng khủng hoảng. 

- Sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình Nguyễn phải đối mặt với nhiều khó khăn. 

→ Một số quan lại, sĩ phu có tư tưởng thức thời (Nguyễn Trường Tộ, Trần Đình Túc, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ Trạch,….) đã đưa ra đề nghị cải cách với triều đình Tự Đức. 

Nguyễn Trường Tộ 

Từ năm 1863 – 1871, gửi lên triều đình Tự Đức nhiều bản điều trần:

- Đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại. 

- Phát triển nông nghiệp, công – thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục. 

Trần Đình Túc,

Nguyễn Huy Tế, 

Đinh Văn Điền

Năm 1868:

- Đề nghị mở cửa hiệu thông thương ở cửa biển Trà Lý (Nam Định).

- Đẩy mạnh khai hoang, khai mỏ, củng cố quốc phòng. 

Các quan ở Viện Cơ mật và Viện Thương bạc

Năm 1873:

- Đề nghị mở cửa hiệu buôn bán ở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Đồ Sơn). 

Nguyễn Lộ Trạch

Năn 1877, 1882: 

- Gửi hai bản điều trần Thời vụ sách (thượng và hạ) lên vua Tự Đức, phân tích rõ lợi hại của phương lược Hòa – Thủ - Chiến.

- Đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước. 

III. PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG VÀ KHỞI NGHĨA YÊN THẾ

1. Phong trào Cần vương (1885 – 1896)

- Bối cảnh ra đời:

+ Sau Hiệp ước Hác-măng (1883), Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), phái chủ chiến triều đình Huế (Tôn Thất Thuyết đứng đầu) vẫn hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp, tích cực chuẩn bị hành động. 

Thực dân Pháp tìm cách loại bỏ phe chủ chiến. 

- Ngày 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết tấn công quân Pháp ở Toàn Khâm sứ và đồn Mang Cá. 

Thất bại. 

Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị. 

- Vua Hàm Nghi phát dụ Cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân giúp vua cứu nước. 

- Khởi nghĩa trong phong trào Cần vương:

+ Bùng nổ và diễn ra trên khắp cả nước. Sôi động nhất là các tỉnh Bắc Kì, Trung Kì. 

+ Tiêu biểu nhất là khởi nghĩa Bãi Sậy và khởi nghĩa Hương Khê. 

  • Khởi nghĩa Bãi Sậy

- Thời gian bắt đầu và kết thúc: 1883-1892

- Căn cứ chính: Bãi Sậy (Hưng Yên ngày nay). 

- Xây dựng thêm căn cứ Hai Sông ở Kinh Môn (Hải Dương), Đốc Tít phụ trách. 

Địa hình đầm lầy, lau sậy um tùm. 

Áp dụng chiến thuật du kích, tỏa ra hoạt động, khống chế các tuyến giao thông thuỷ, bộ trong vùng

- Người lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật

- Năm 1883: diễn ra phong trào chống Pháp do Đinh Gia Quế lãnh đạo. 

- Năm 1885: hưởng ứng dụ Cần Vương, phong trào chống Pháp tại đây bùng lên mạnh mẽ với vai trò lãnh đạo của Nguyễn Thiện Thuật.

- Năm 1885 – 1889: thực dân Pháp mở nhiều cuộc càn quét vào Bãi Sậy. 

Lực lượng nghĩa quân suy giảm, rơi vào thế bị bao vây, cô lập, Nguyễn Thiện Thuật lánh sang Trung Quốc (T7/1889); căn cứ Hai Sông bị bao vây, Đốc Tít phải ra hàng (T8/1889). 

- Năm 1892: khởi nghĩa bị dập tắt hoàn toàn.

  • Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913)

- Địa bàn hoạt động: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. (Nghệ An và Hà Tĩnh là địa bàn chính).

- Người lãnh đạo: Phan Đình Phùng

- Từ năm 1885 đến năm 1888: giai đoạn chuẩn bị lực lượng, xây dựng cộng sự, rèn đúc khí giới, tích trữ lương thảo. 

+ Nghĩa quân được tổ chức quy củ, phiên chế thành 15 quân thứ, đặt dưới sự chỉ huy của các tướng lĩnh tài ba. 

+ Tự chế tạo súng trường theo mẫu súng của Pháp.

- Từ năm 1888 đến năm 1896: là giai đoạn được đẩy mạnh hoạt động, tổ chức các cuộc tập kích, chặn đường giao thông và đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của quân Pháp. 

+ Thực dân Pháp bao vây, cô lập nghĩa quân, mở nhiều cuộc tấn công vào căn cứ Ngàn Trươi, lực lượng nghĩa quân suy yếu dần. 

+ Năm 1895: Phan Đình Phùng bị thương nặng và hi sinh. 

+ Năm 1896: khởi nghĩa kết thúc, chấm dứt phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX.

2. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913)

Nguyên nhân

- Giữa thế kỉ XIX, nhiều nông dân vùng đồng bằng Bắc Kì đến Yên Thế (Bắc Giang) khai hoang, lập làng xóm mới. 

- Từ năm 1884, các cuộc hành quân bình định của Pháp vào vùng Yên Thế đã uy hiếp nghiêm trọng cuộc sống của cư dân ở đây. 

Khởi nghĩa Yên Thế bùng nổ, để giữ đất, giữ làng, bảo vệ cuộc sống tự do. 

Thời gian tồn tại

1884 – 1913

Người lãnh đạo, thành phần tham gia

- Lãnh đạo: Đề Nắm, sau đó là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám). 

- Thành phần tham gia: nông dân địa phương. 

Diễn biến chính 

và kết quả

 

Ý nghĩa lịch sử

Trở thành biểu tượng rực rỡ của lòng yêu nước, ý chí quật cường chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta,.

- Đóng góp nhiều kinh nghiệm vào kho tàng lịch sử quân sự Việt Nam, đặc biệt là nghệ thuật về chiến tranh du kích, xây dựng lực lượng, căn cứ làng xã chiến đấu liên hoàn trên một địa bàn rộng khắp.

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX, kiến thức trọng tâm lịch sử 8 cánh diều bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX, nội dung chính bài Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

Bình luận

Giải bài tập những môn khác