Giải ngắn gọn Lịch sử 8 cánh diều bài 7: Phong trào Tây Sơn thế kỉ XVIII
Giải siêu ngắn bài 7: Phong trào Tây Sơn thế kỉ XVIII sách lịch sử và địa lý 8 cánh diều. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. NGUYÊN NHÂN BÙNG NỔ
Câu hỏi: Đọc thông tin và tư liệu, trình bày những nét chính về nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn.
Đáp án:
- Cuối thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Trong ngày càng suy yếu.
- Nông dân bị chiếm đoạt ruộng đất
- Chế độ tô thuế, lao dịch nặng nề.
=> Mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong lên đến đỉnh điểm.
II. NHỮNG THẮNG LỢI TIÊU BIỂU CỦA PHONG TRÀO TÂY SƠN
Câu hỏi: Khai thác thông tin và hình 7.2 (SGK, tr.31), trình bày những thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn trong quá trình lật đổ chúa Nguyễn, chúa Trịnh và vua Lê.
Đáp án:
Quân Tây Sơn chiếm phủ thành Quy Nhơn, từng bước kiểm soát từ Bình Thuận – Quảng Nam.
Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
Lật đổ chính quền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
Câu hỏi:
- Trình bày những thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn trong quá trình đánh bại quân Xiêm và quân Thanh xâm lược.
- Nêu những nét độc đáo về nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong quá trình đánh bại quân Xiêm và quân Thanh xâm lược.
Đáp án:
Những thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước:
- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong và đánh tan quân xâm lược Xiêm.
- Lật đổ chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài.
Những nét độc đáo về nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong quá trình đánh bại quân Xiêm và quân Thanh xâm lược.
- “Đánh nhanh, thắng nhanh”
- Nắm chắc ý định chiến lược của địch, sớm phát hiện và khoét sâu sai lầm của chúng; tích cực tạo thời cơ và triệt để tận dụng thời cơ để kết thúc chiến tranh trong thời gian ngắn.
- Vạch ra phương châm tác chiến chiến lược sáng suốt.
- Tiến công thần tốc, tiêu diệt địch bằng trận quyết chiến chiến lược, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
III. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA PHONG TRÀO TÂY SƠN
Câu hỏi: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
Đáp án:
Nguyên nhân thắng lợi:
- Ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.
- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.
Ý nghĩa lịch sử:
- Lật đổ thành công chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.
- Giữ vững nền độc lập của Tổ quốc.
LUYỆN TẬP
Câu hỏi: Lập bảng thống kê những thắng lợi tiêu biểu trong quá trình phát triển của phong trào Tây Sơn theo gợi ý: thời gian, tên chiến thắng và ý nghĩa lịch sử
Đáp án:
Thời gian | Thắng lợi tiêu biểu |
Tháng 9-1773 | Chiếm được phủ thành Quy Nhơn |
Năm 1777 | Lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong. |
Tháng 1-1785 | Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm. |
Tháng 6-1786 | Hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong |
Ngày 21-7-1786 | Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài. |
Năm 1789 | Quang Trung đại phá quân Thanh. |
Nguyên nhân thắng lợi:
- Ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.
- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.
Ý nghĩa lịch sử:
- Lật đổ thành công chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.
- Giữ vững nền độc lập của Tổ quốc.
Câu hỏi: Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn và trong lịch sử dân tộc.
Đáp án:
Trong phong trào Tây Sơn:
Là trụ cột của nghĩa quân Tây Sơn, giữ vai trò quan trọng trong việc đánh đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong và vua Lê ở Đàng Ngoài.
Chủ động mở những trận quyết chiến nhanh chóng, bất ngờ khiến cho quân địch không kịp đối phó.
Đối với lịch sử dân tộc: Ông có công lao to lớn trong sự nghiệp thống nhất, xây dựng đất nước và kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Kể tên một số tỉnh/thành phố Việt Nam có đường phố, trường học mang tên của các tướng lĩnh trong phong trào Tây Sơn. Điều đó có ý nghĩa gì?
Đáp án:
1. Thành phố Hà Nội:
- Đường Quang Trung, trường THPT chuyên Nguyễn Huệ,…
- Trường THCS Quang Trung
2. Tỉnh Bình Định:
- Bảo tàng Quang Trung
- Đường Nguyễn Nhạc; đường Nguyễn Huệ; đường Nguyễn Lữ; đường Bùi Thị Xuân;...
- Trường THCS Quang Trung.
Ý nghĩa: thể hiện sự kính trọng, ghi nhớ công lao.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận