Giải ngắn gọn Địa lí 8 Cánh diều bài 5 Khí hậu Việt Nam
Giải siêu ngắn bài 5 Khí hậu Việt Nam sách lịch sử và địa lí 8 cánh diều. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
MỞ ĐẦU
Việt Nam có đặc điểm khí hậu khác biệt so với nhiều nước có cùng vĩ độ. Đây là nhân tố tự nhiên quan trọng có ảnh hưởng đến các thành phần tự nhiên khác, các ngành sản xuất và đời sống con người. Vậy khí hậu nước ta có những đặc điểm nổi bật nào? Khí hậu phân hóa ra sao và ảnh hưởng như thế nào tới các hoạt động kinh tế?
Trả lời:
Đặc điểm của khí hậu nước ta: có tính nhiệt đới, tính ẩm và tính gió mùa.
Phân hóa khí hậu:
Theo độ cao,
Từ bắc xuống nam, tây sang đông.
Ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế:
Nền nông nghiệp nhiệt đới -> hình thành vùng chuyên canh, đa dạng sản phẩm nông nghiệp.
Phát triển du lịch nhân văn và du lịch tự nhiên.
I. KHÍ HẬU NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA.
Tính chất nhiệt đới
Câu hỏi: Đọc thông tin và dựa vào bảng 5.1, hãy trình bày về tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam.
Trả lời:
- Nhiệt độ trung bình năm: trên 200C, đạt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới.
- Tổng lượng bức xạ lớn: 110 - 160 kcal/cm2 /năm
- Cán cân bức xạ quanh năm luôn dương (khoảng 75 kcal/cm2 /năm).
- Số giờ nắng: từ 1400 – 3000h/năm.
Tính chất ẩm
Câu hỏi: Đọc thông tin và dựa vào bảng 5.2, hãy trình bày về tính chất ẩm của khí hậu Việt Nam.
Trả lời:
Tổng lượng mưa: 1500 – 2000mm/năm => Lượng mưa rất lớn,
Độ ẩm không khí: > 80% => Cao, cân bằng ẩm luôn dương.
Tính chất gió mùa
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 5.1 hãy trình bày đặc điểm gió mùa của khí hậu Việt Nam.
Trả lời:
Tính chất gió mùa: Hoạt động gió mùa => Có 2 mùa gió rõ rệt trong năm.
Gió mùa đông (tháng 11-tháng 4 năm sau): hướng đông bắc; lạnh khô ở đầu mùa, lạnh ẩm vào cuối mùa.
Gió mùa hạ (từ tháng 5 – tháng 10): nóng, ẩm, hướng tây nam; nhiều bão và hiện tượng thời tiết cực đoan.
II. SỰ PHÂN HÓA ĐA DẠNG CỦA KHÍ HẬU
Sự phân hóa khí hậu từ bắc vào nam và từ tây sang đông.
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 5.1, hãy chứng minh sự phân hóa đa dạng của khí hậu nước ta từ bắc vào nam và từ tây sang đông. Lấy ví dụ cụ thể.
Trả lời:
Khí hậu nước ta phân hoá theo chiều bắc - nam:
Phía Bắc: có mùa đông lạnh, đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm; mùa hè nóng và mưa nhiều.
Phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, chia thành 2 mùa mưa - khô rõ rệt.
Khí hậu phân hóa theo đông - tây: sự khác biệt giữa vùng biển, thềm lục địa với vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi.
Ví dụ: Do có dãy Bạch Mã nằm ngang theo chiều đông – tây, chắn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc => Miền Nam có mùa đông không lạnh như miền Bắc.
Sự phân hóa khí hậu theo độ cao
Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy chứng minh sự phân hóa đa dạng của khí hậu nước ta theo độ cao địa hình. Lấy ví dụ cụ thể.
Trả lời:
Phân hóa theo độ cao: Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm => Miền núi hình thành 3 đai khí hậu: nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.
Ví dụ: Đỉnh Fansipang vào mùa đông thường xuất hiện tuyết rơi nhưng chân núi thì không có tuyết.
III. ẢNH HƯỞNG CỦA KHÍ HẬU ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ.
Đối với sản xuất nông nghiệp
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 5.2, 5.3, hãy phân tích ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở nước ta.
Trả lời:
Băng tan, nước biển dâng => Đất bị xâm nhập mặn, diện tích đất canh tác giảm.
Hạn hán, sâu bệnh phát triển => Giảm năng suất cây trồng.
Nhiệt độ tăng => Giảm mùa vụ trong năm.
Đối với sự phát triển du lịch.
Câu hỏi: Đọc thông tin và dựa vài hiểu biết của bản thân, hãy lấy ví dụ cụ thể để phân tích vai trò của khí hậu đối với sự phát triển du lịch.
Trả lời:
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa hè mát, nắng nhiều, nước biển trong xanh => Phát triển du lịch biển.
Khí hậu mát mẻ, ôn hòa ở một số vùng núi nước ta (Đà Lạt, Sa Pa,…) => Phát triển du lịch nghỉ dưỡng.
Bão lũ, ngập úng kéo dài => Hư tổn nhiều di tích lịch sử, văn hóa, tài nguyên du lịch.
Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan => Ảnh hưởng đến vận chuyển hành khách; nhu cầu hoạt động các địa điểm du lịch ngoài trời; tăng thiệt hại về cơ sở hạ tầng.
LUYỆN TẬP
Câu hỏi: Hãy tóm tắt đặc điểm tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu Việt Nam.
Trả lời:
Tính chất nhiệt đới:
Nhiệt độ trung bình năm: trên 200C, đạt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới.
Tổng lượng bức xạ lớn: 110 - 160 kcal/cm2 /năm
Cán cân bức xạ quanh năm luôn dương (khoảng 75 kcal/cm2 /năm).
Số giờ nắng: từ 1400 – 3000h/năm.
Tính chất gió mùa: Có 2 gió mùa rõ rệt trong năm.
Gió mùa đông (tháng 11-tháng 4 năm sau): hướng đông bắc; lạnh khô ở đầu mùa, lạnh ẩm vào cuối mùa.
Gió mùa hạ (từ tháng 5 – tháng 10): nóng, ẩm, hướng tây nam; nhiều bão và hiện tượng thời tiết cực đoan.
Tính chất ẩm:
Tổng lượng mưa: 1500 – 2000mm/năm => Lượng mưa rất lớn.
Độ ẩm không khí: > 80% => Cao, cân bằng ẩm luôn dương.
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Lựa chọn một địa điểm du lịch mà em biết, tìm kiếm thông tin và phân tích ảnh hưởng của khí hậu đối với hoạt động du lịch ở địa điểm đó.
Trả lời:
Địa điểm du lịch: Sa Pa
Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình 15⁰C - 18⁰C =>Phát triển du lịch nghỉ dưỡng.
Mùa đông có tuyết rơi => Thu hút lượng lớn khách du lịch ghé thăm.
Từ tháng 10 – tháng 3 (năm sau), nhiệt độ khoảng 15⁰C - 16⁰C => Thích hợp cho hoạt động săn mây.
Câu hỏi: Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau:
- Nhiệm vụ 1. Lựa chọn một địa điểm du lịch mà em biết, tìm kiếm thông tin và phân tích ảnh hưởng của khí hậu đối với hoạt động du lịch ở địa điểm đó.
- Nhiệm vụ 2: Địa phương em sinh sống thuộc miền khí hậu nào? Hãy tìm hiểu và viết báo cáo ngắn về các đặc điểm khí hậu nơi đó.
Trả lời:
Nhiệm vụ 1: Địa điểm Sa Pa
Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình 15⁰C - 18⁰C =>Phát triển du lịch nghỉ dưỡng.
Mùa đông có tuyết rơi => Thu hút lượng lớn khách du lịch ghé thăm.
Từ tháng 10 – tháng 3 (năm sau), nhiệt độ khoảng 15⁰C - 16⁰C => Thích hợp cho hoạt động săn mây.
Nhiệm vụ 2: Thành phố Hà Nội
Thuộc miền khí hậu phía Bắc.
Viết báo cáo:
Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, là 1 trong 11 tỉnh thành của đồng bằng Sông Hồng. Nơi đây thuộc miền khí hậu phía bắc với khí hậu nhiệt đới gió ẩm mùa, mùa hè nóng, lượng mưa nhiều và mùa đông lạnh do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Hà Nội có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Tổng lượng bức xạ trung bình hàng năm ở Hà Nội là 120 Kcal/cm2, nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,9℃, độ ẩm trung bình lớn, lượng mưa trung bình 1700mm/năm.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận