Giải ngắn gọn Địa lí 8 Cánh diều bài 8 Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam

Giải siêu ngắn bài 8 Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam sách lịch sử và địa lí 8 cánh diều. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.

MỞ ĐẦU

Biến đổi khí hậu đang là vấn đề cấp bách của toàn cầu, có ảnh hưởng trực tiếp tới các thành phần tự nhiên, đặc biệt là khí hậu và thủy văn. Nước ta được xếp vào nhóm nước chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu. Vậy biến đổi khi hậu có tác động như thế nào tới khí hậu và thủy văn? Chúng ta cần phải có những giải pháp gì để ứng phó với biến đổi khí hậu? 

Trả lời:

Khí hậu tác động đến khí hậu và thủy văn:

  •  Với khí hậu: Nhiệt độ tăng, lượng mưa thay đổi mạnh, gia tăng thời tiết cực đoan.

  •  Với thủy văn: thay đổi chế độ dòng chảy; gia tăng thiên tai; nước biển dâng.

Giải pháp:

  • Phát triển và khuyến khích sử dụng giao thông công cộng.

  • Sử dụng năng lượng tiết kiệm.

  • Xử lí và tái sử dụng các phụ phẩm phế phải.

  • Tuyên truyền nâng cao nhận thức và biến đổi khí hậu.

I. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Đối với khí hậu

Câu hỏi: Đọc thông tin và dựa vào các bảng 8.1, 8.2 hãy phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu ở nước ta. Lấy ví dụ cụ thể.

Trả lời:

Về nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm tăng lên 0,89⁰C (từ 1958 – 2018).

Về lượng mưa: Tổng lượng mưa tăng khoảng 2,1%. Mưa lớn xảy ra bất thường về thời gian, địa điểm, cường độ.

Lũ lụt, sạt lở đất, mưa đá, bão và áp thấp nhiệt đới,… tăng lên rõ rệt.

Ví dụ: Trong vài năm trở lại đây, mùa đông không còn rét lạnh mà ấm nóng, nhiệt độ tăng cao.

Đối với thủy văn

Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với thủy văn ở nước ta. Lấy ví dụ cụ thể 

Trả lời:

Thay đổi chế độ dòng chảy: 

  • Mùa lũ: mực nước lên cao; lũ lên nhanh, bất thường => Khó dự báo.
  • Mùa cạn: mực nước thấp, dòng chảy giảm mạnh => Tăng nguy cơ thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất.

Gia tăng thiên tai: 

  • Mùa lũ: tăng tình trạng lũ lụt, sạt lở.
  • Mùa cạn: hạn hán kéo dài, các đồng bằng ven biển nhiễm mặn.

Nước biển dâng: Có xu hướng tăng khoảng 2,74mm/năm.

II. GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHI HẬU

Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy cho biết có những nhóm giải pháp nào để ứng phó với biến đổi khí hậu. Lấy ví dụ cụ thể cho một số giải pháp mà em biết.

Trả lời:

Những nhóm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu:

Nhóm giải pháp thích ứng:

  • Thay đổi cơ cấu mùa vụ, lựa chọn cây trồng vật nuôi thích nghi với biến đổi khí hậu.

  • Xây dựng các công trình thủy lợi.

  • Trồng và bảo vệ rừng, đặc biệt là phòng hộ đầu nguồn, ven biển.

  • Phát triển và khuyến khích sử dụng giao thông công cộng. 

  • Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

Ví dụ: Sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng: bình nước nóng năng lượng mặt trời; sử dụng sức gió tạo ra điện; thiết kế giếng trời đón ánh sảng tự nhiên;… 

Nhóm giải pháp giảm nhẹ:

  • Phát triển nông nghiệp hữu cơ.
  • Tái chế đồ nhựa.
  • Cải tiến, nâng cao công nghệ kĩ thuật.
  • Tận dụng nguồn năng lượng tái tạo.
  • Tuyên truyền, đưa vào giáo dục -> Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu.

Ví dụ: Hạn chế sử dụng túi nilong, ống hút nhựa, cốc nhựa, hộp xốp; tái sử dụng bìa các tông,…

 

LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Vẽ sơ đồ tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn nước ta.

Trả lời:

 

Câu hỏi: Hoàn thiện bảng về các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở nước ta theo mẫu sau và ghi vào vở ghi bài.

Trả lời:

Nhóm giải pháp thích ứng

Nhóm giải pháp giảm nhẹ

- Thay đổi cơ cấu mùa vụ, lựa chọn cây trồng vật nuôi thích nghi với biến đổi khí hậu.

- Xây dựng các công trình thủy lợi.

- Trồng và bảo vệ rừng, đặc biệt là phòng hộ đầu nguồn, ven biển.

- Phát triển và khuyến khích sử dụng giao thông công cộng. 

- Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

- Phát triển nông nghiệp hữu cơ.

- Tái chế đồ nhựa.

- Cải tiến, nâng cao công nghệ kĩ thuật.

- Tận dụng nguồn năng lượng tái tạo.

- Tuyên truyền, đưa vào giáo dục



VẬN DỤNG

Câu hỏi: Hãy lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

  • Nhiệm vụ 1. Hãy tìm hiểu và viết báo cáo ngắn về những hành động có thể gây ra biến đổi khí hậu ở địa phương em.
  • Nhiệm vụ 2. Hãy nêu một số hành động mà em có thể thực hiện để góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

Trả lời:

Nhiệm vụ 1: Một số hành động gây nên biến đổi khí hậu ở Hà Nội.

  • Tập trung đông dân cư => Lượng lớn rác thải sinh hoạt.

  • Nhiều phương tiện tham gia giao thông, đặc biệt là xe máy => Ô nhiễm không khí.

  • Nhiều nhà máy, khu công nghiệp đươc xây dựng gần khu dân cư.

  • Xả rác bừa bãi ra môi trường.

Nhiệm vụ 2: Một số hành động mà em có thể thực hiện để góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu:

  • Sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

  • Sử dụng những thiết bị tiết kiệm năng lượng.

  • Sử dụng hợp lí tiết kiệm điện và nguồn nước, tắt các thiết bị khi không sử dụng.

  • Hạn chế dùng đồ không tái chế: ống hút, cốc nhựa, hộp xốp,…

  • Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường sống.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Giải ngắn gọn Địa lí 8 cánh diều bài 8 Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam, Giải ngắn Địa lí 8 CD bài 8 Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam

Bình luận

Giải bài tập những môn khác