Giải ngắn gọn Địa lí 8 Cánh diều Chủ đề chung 1 Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long
Giải siêu ngắn Chủ đề chung 1 Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long sách lịch sử và địa lí 8 cánh diều. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
MỞ ĐẦU
Quá trình hình thành và phát triển của châu thổ diễn ra như thế nào? Chế độ nước của các dòng sông ra sao? Con người đã khai khẩn, cải tạo, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long như thế nào?
Trả lời:
Vùng châu thổ sông Hồng:
Quá trình hình thành và phát triển:
- Phù sa của hai hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình bồi đắp => Diễn ra trong thời gian dài.
- Hoạt động đắp đê, lấn biển ở vùng châu thổ và sự xuất hiện các công trình thuỷ lợi - thuỷ điện => Vùng châu thổ sông Hồng có nhiều thay đổi.
- Chế độ nước sông: Có 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn.
Quá trình khai khẩn, chế ngự: Khai phá từ lâu đời; phát triển nền nông nghiệp trồng lúa nước => Con người sớm quan tâm đến điều tiết và chế ngự nguồn nước.
Vùng châu thổ sông Cửu Long:
Quá trình hình thành và phát triển:
- Phù sa sông Cửu Long bồi đắp và ảnh hưởng của các đợt biển tiến, biển thoái.
- Còn nhiều ô trũng lớn chưa được phù sa bồi đắp => Ngập nước vào mùa lũ.
- Ở bãi triều ven biển và vùng cửa sông, rừng ngập mặn rất phát triển.
- Chế độ nước sông: Chia 2 mùa lũ, cạn rõ rệt.
Quá trình khai khẩn, thích ứng: Được khai phá từ sớm và gắn liền với quá trình con người thích ứng với tự nhiên.
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHÂU THỔ
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 1.1 hãy:
- Trình bày quá trình hình thành và phát triển của châu thổ sông Hồng.
- Cho biết nền văn minh sông Hồng hình thành và phát triển dựa trên những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào?
Trả lời:
Quá trình hình thành và phát triển:
- Do phù sa của hai hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình bồi đắp => Diễn ra trong thời gian dài.
- Hoạt động đắp đê, lấn biển ở vùng châu thổ và sự xuất hiện các công trình thuỷ lợi - thuỷ điện => Vùng châu thổ sông Hồng có nhiều thay đổi.
Nền văn minh sông Hồng hình thành và phát triển dựa trên những điều kiện tự nhiên thuận lợi: Khí hậu nóng ẩm, địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ.
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 1.2, hãy:
- Trình bày quá trình hình thành và phát triển của Châu thổ sông Cửu Long
- Cho biết nền văn minh châu thổ sông Cửu Long hình thành và phát triển dựa trên những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào.
Trả lời:
Quá trình hình thành và phát triển của Châu thổ sông Cửu Long:
- Phù sa sông Cửu Long bồi đắp và ảnh hưởng của các đợt biển tiến, biển thoái.
- Còn nhiều ô trũng lớn chưa được phù sa bồi đắp => Ngập nước vào mùa lũ.
- Ở bãi triều ven biển và vùng cửa sông, rừng ngập mặn rất phát triển.
Nền văn minh châu thổ sông Cửu Long hình thành và phát triển dựa trên những điều kiện tự nhiên thuận lợi: Địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, khí hậu điều hòa, hệ thống kênh rạch chằng chịt.
II. CHẾ ĐỘ NƯỚC CỦA CÁC DÒNG SÔNG CHÍNH.
Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy mô tả chế độ nước của sông Hồng.
Trả lời:
Mùa lũ: kéo dài từ tháng 6 - tháng 10 (5 tháng), lũ lên nhanh, đột ngột theo từng đợt => chiếm khoảng 75% lưu lượng dòng chảy cả năm.
Mùa cạn: kéo dài từ tháng 11 - tháng 5 năm sau (7 tháng), mực nước hạ thấp => chiếm khoảng 25% lưu lượng dòng chảy cả năm.
=> Chế độ nước tương đối đơn giản, chia thành 2 mùa rõ rệt.
Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy mô tả chế độ nước của sông Cửu Long.
Trả lời:
- Mùa lũ: từ tháng 7 - tháng 11(5 tháng); lưu vực sông dài, có dạng lông chim, được điều tiết bởi hồ Tôn-lê Sáp => Lũ khi lên và khi rút đều diễn ra chậm; chiếm khoảng 80% lưu lượng dòng chảy cả năm.
- Mùa cạn: từ tháng 12 - tháng 6 năm sau (7 tháng), chế độ thủy triều tác động rất mạnh vào vùng hạ lưu châu thổ => chiếm khoảng 20% lưu lượng dòng chảy cả năm.
=> Chế độ nước đơn giản và điều hoà, chia thành hai mùa rõ rệt; lưu lượng nước trung bình năm và tổng lượng phù sa của sông Cửu Long rất lớn.
III. QUÁ TRÌNH CON NGƯỜI KHAI KHẨN VÀ CẢI TẠO CHÂU THỔ, CHẾ NGỰ VÀ THÍCH ỨNG VỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 1.3, hãy tìm các dẫn chứng thể hiện việc con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng.
Trả lời:
- Từ xa xưa: tạo nên những hệ thống kênh dẫn nước vào ruộng, tổ chức đắp đê, trị thủy.
- Thời Lý: đắp đê dọc theo hầu hết các con sông lớn.
- Thời Trần: gia cố các đoạn đê xung yếu ở hai bên bờ sông Hồng; đặt ra chức quan Hà đê sứ.
- Thời Lê: bắt đầu tiến hành quai đê lấn biển => khai thác bài bồi vùng cửa sông. Công việc này được đẩy mạnh vào thời Nguyễn.
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 1.4, hãy tìm các dẫn chứng thể hiện việc con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Cửu Long.
Trả lời:
- Sớm được khai khẩn => Trở thành trung tâm nông nghiệp lúa nước thời Vương quốc Phù Nam.
- Từ khoảng thế kỉ XVII: đẩy mạnh quá trình khai hoang, phục hóa đồng ruộng.
- Cuộc sống gắn liền với sông nước => nền văn hóa đậm chất sông nước của người dân Nam Bộ.
LUYỆN TẬP
Câu hỏi: Hãy hoàn thành bảng thông tin về chế độ nước (mùa lũ, mùa cạn) giữa hệ thống nước sông Hồng và sông Cửu Long theo mẫu
Trả lời:
Chế độ nước | Sông Hồng | Sông Cửu Long |
Mùa lũ | Từ tháng 6 - tháng 10 (5 tháng), lũ lên nhanh, đột ngột theo từng đợt => chiếm khoảng 75% lưu lượng dòng chảy cả năm. | từ tháng 7 - tháng 11(5 tháng) => chiếm khoảng 80% lưu lượng dòng chảy cả năm. |
Mùa cạn | Từ tháng 11 - tháng 5 năm sau (7 tháng), mực nước hạ thấp => chiếm khoảng 25% lưu lượng dòng chảy cả năm. | từ tháng 12 - tháng 6 năm sau (7 tháng) => chiếm khoảng 20% lưu lượng dòng chảy cả năm. |
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau:
- Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về lợi ích và hạn chế của hệ thống đê sông Hồng.
- Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về phương châm “sống chung với lũ” của người dân ở đồng bằng sông Cửu Long và những lợi ích do dòng sông mang lại.
Trả lời:
Thực hiện nhiệm vụ 1:
Lợi ích:
Ngăn nước tràn vào, hạn chế thiệt hại của lũ lụt hàng năm.
Không ngừng mở rộng diện tích về phía biển.
Mở rộng địa bàn phân bố dân cư, dân cư đông đúc.
Phát triển nông nghiệp thâm canh, tăng vụ; công nghiệp, dịch vụ phát triển sôi động.
Hạn chế: Phù sa bồi đắp bên 2 bờ sông (vùng đất phía ngoài sông) => Vùng đất phía trong đê không được phù sa bồi đắp hằng năm => Kém màu mỡ hơn.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận