Tóm tắt kiến thức địa lý 8 cánh diều bài 5: Khí hậu Việt Nam

Tổng hợp kiến thức trọng tâm địa lý 8 cánh diều bài 5: Khí hậu Việt Nam. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. KHÍ HẬU NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

Tính chất

Nguyên nhân

Biểu hiện

Nhiệt đới

Do ảnh hưởng của vị trí địa lí

- Lượng bức xạ mặt trời lớn, tổng lượng bức xạ lên tới 110 – 160 kcal/cm2/năm, cán cân bức xạ luôn dương và đạt trên 75 kcal/cm2/năm trên phạm vi cả nước. 

- Số giờ nắng dao động từ 1400 giờ/năm đến 3.000 giờ năm. 

- Nhiệt độ trung bình năm trên 20 °C (trừ các vùng núi cao) và tăng dần từ bắc vào nam.

Ẩm

- Do ảnh hưởng của địa hình

- Nước ta có tổng lượng mưa năm rất lớn, phổ biến từ 1.500 mm đến 2.000 mm

- Cân bằng ẩm luôn dương 

- Độ ẩm không khí cao, thường trên 80 %.

Gió mùa

Do vị trí địa lí nằm trong khu vực hoạt động của Tín phong và gió mùa

- Gió mùa đông: hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. 

+ Gió thổi theo hướng đông bắc nên còn được gọi là gió mùa Đông Bắc, 

+ Gió mùa Đông Bắc tạo ra mùa đông lạnh ở miền Bắc nước ta, nửa đầu mùa đông lạnh khô, ít mưa; nửa sau mùa đông lạnh ẩm, có mưa phùn. 

- Gió mùa hạ: hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10. 

+ Gió thổi theo hướng tây nam là chủ yếu nên còn được gọi là gió mùa Tây Nam. 

+ Đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên, khối khí này vượt dãy Trường Sơn, gây ra hiện tượng khô nóng cho đồng bằng Trung Bộ và khu vực Nam Tây Bắc. Giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao chí tuyến bán cầu Nam hoạt động mạnh, gây mưa lớn và kéo dài cho Nam Bộ và Tây Nguyên. 

 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 5: Khí hậu Việt Nam, kiến thức trọng tâm địa lý 8 cánh diều bài 5: Khí hậu Việt Nam, nội dung chính bài Khí hậu Việt Nam

Bình luận

Giải bài tập những môn khác