Đề kiểm tra Hóa học 11 Cánh diều bài 15: Dẫn xuất halogen

Đề thi, đề kiểm tra hóa học 11 Cánh diều bài 15 Dẫn xuất halogen. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

 I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ SỐ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đồng phân dẫn xuất halogen của hydrocarbon no gồm

  • A. Đồng phân vị trí nhóm chức và đồng phân hình học
  • B. Đồng phân mạch carbon và đồng phân vị trí nhóm chức
  • C. Đồng phân hình học và đồng phân cấu tạo
  • D. Đồng phân nhóm chức và đồng phân cấu tạo

Câu 2: Hợp chất nào dưới đây được dùng để tổng hợp PVC

  • A. CH2=CHCH2Cl
  • B. CH2=CHBr
  • C. C6H5Cl
  • D. CH2=CHCl

Câu 3: Phát biểu đúng của quy tắc Zaitsev là

  • A. Trong phản ứng tách hydrogen halide (HX) ra khỏi dẫn xuất halogen, nguyên tử halogen (X) ưu tiên tách ra cùng với nguyên tử hydrogen ở nguyên tử carbon bên cạnh có bậc thấp hơn, tạo ra sản phẩm chính
  • B. Trong phản ứng tách hydrogen halide (HX) ra khỏi dẫn xuất halogen, nguyên tử halogen (X) ưu tiên tách ra cùng với nguyên tử hydrogen ở nguyên tử carbon bên cạnh có bậc thấp hơn, tạo ra sản phẩm phụ
  • C. Trong phản ứng tách hydrogen halide (HX) ra khỏi dẫn xuất halogen, nguyên tử halogen (X) ưu tiên tách ra cùng với nguyên tử hydrogen ở nguyên tử carbon bên cạnh có bậc cao hơn, tạo ra sản phẩm chính
  • D. Trong phản ứng tách hydrogen halide (HX) ra khỏi dẫn xuất halogen, nguyên tử halogen (X) ưu tiên tách ra cùng với nguyên tử hydrogen ở nguyên tử carbon bên cạnh có bậc cao hơn, tạo ra sản phẩm phụ

Câu 4: Ứng dụng của dẫn xuất halogen là

  • A. Làm dung môi
  • B. Là chất trung gian trong tổng hợp chất hữu cơ
  • C. Là chất đầu để tổng hợp polymer
  • D. Cả A, B, C

Câu 5: Đâu không phải là ứng dụng của dẫn xuất halogen?

  • A. Làm dung môi hữu cơ
  • B. Sản xuất các loại thuốc bảo vệ thực vật
  • C. Khử chua đất
  • D. Sản xuất thuốc tăng trưởng thực vật

Câu 6: Danh pháp IUPAC của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo ClCH2CH(CH3)CHClCH3 là

  • A. 1,3-dichloro-2-methylbutane.     
  • B. 2,4-dichloro-3-methylbutane.
  • C. 1,3-dichloropentane.     
  • D. 2,4-dichloro-2-methylbutane.

Câu 7: Sản phẩm chính của phản ứng sau đây là chất nào?

CH3–CH2–CHCl–CH3 KOH/ROH, to→

  • A. CH3–CH2–CH=CH2.    
  • B. CH2–CH–CH(OH)CH3.
  • C. CH3–CH=CH–CH3.     
  • D. Cả A và C.

Câu 8: Cho but-1-ene tác dụng với HCl ta thu được X. Biết X tác dụng với NaOH cho sản phẩm Y. Đun nóng Y với H2SO4 đặc, nóng ở 170oC thu được Z. Vậy Z là

  • A. but-2-ene
  • B. but-1-ene
  • C. 2-methylpropene
  • D. diethylether

Câu 9: Khi đun nóng dẫn xuất halogen X với dung dịch NaOH tạo thành hợp chất aldehyde acetic. Tên của hợp chất X là

  • A. 1,2- dibromomethane
  • B. 1,1- dibromoethane
  • C. ethyl chloride
  • D. A và B đúng.

Câu 10: Một hydrocarbon X cộng hợp với axit HCl theo tỉ lệ mol 1 : 1 tạo sản phẩm có thành phần khối lượng clo là 45,223%. Công thức phân tử của X là 

  • A. C4H8
  • B. C2H4
  • C. C3H4
  • D. C3H6

ĐỀ SỐ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Liên kết trong dẫn xuất halogen là liên kết

  • A. Ion
  • B. Cộng hóa trị
  • C. Hydrogen
  • D. Kim loại

Câu 2: Có thể làm giảm tác hại đến tầng ozone nếu

  • A. Thay thế các dẫn xuất halogen chứa chlorine bằng oxygen trong công nghiệp nhiệt lạnh
  • B. Thay thế các dẫn xuất halogen chứa chlorine bằng fluorine trong công nghiệp nhiệt lạnh
  • C. Thay thế các dẫn xuất halogen chứa chlorine bằng hydrogen trong công nghiệp nhiệt lạnh
  • D. Cả A, B, C

Câu 3: Theo quy tắc Zaitsev, nguyên tử halogen sẽ ưu tiên tách cùng với 

  • A. Nguyên tử oxygen ở nguyên tử carbon bên cạnh có bậc cao hơn
  • B. Nguyên tử nitrogen ở nguyên tử carbon bên cạnh có bậc thấp hơn
  • C. Nguyên tử hydrogen ở nguyên tử carbon bên cạnh có bậc cao hơn
  • D. Nguyên tử hydrogen ở nguyên tử carbon bên cạnh có bậc thấp hơn

Câu 4: Đối với dẫn xuất halogen có từ 2 nguyên tố halogen, ta ưu tiên gọi tên halogeno theo thứ tự nào?

  • A. Halogen nào xuất hiện trong mạch carbon trước thì gọi trước
  • B. Gọi theo thứ tự bất kì
  • C. Halogen nào có độ âm điện lớn hơn thì gọi trước
  • D. Gọi theo thứ tự a, b, c…

Câu 5:  Tên gốc – chức thường dùng để gọi

  • A. Dẫn xuất halogen đơn giản
  • B. Dẫn xuất halogen phức tạp
  • C. Dẫn xuất chứa nhiều nguyên tử halogen
  • D. Dẫn xuất halogen bất kì

Câu 6: Sản phẩm chính của phản ứng tách HBr của CH3CH(CH3)CHBrCH3 là 

  • A. 2-methylbut-2-ene.     
  • B. 3-methylbut-2-ene.
  • C. 3-methyl-but-1-ene.    
  • D. 2-methylbut-1-ene.

Câu 7: Sản phẩm chính của phản ứng tách HBr của CH3CH2Br là 

  • A. Propene.     
  • B. Ethylene
  • C. Methylene.    
  • D. Butene.

Câu 8: Một hợp chất hữu cơ Z có % khối lượng của C, H, Cl lần lượt là 14,28% ; 1,19%; 84,53%.CTPT của Z là?

  • A. CHCl2.
  • B. C2H2Cl4
  • C. C2H4Cl2.
  • D. Một kết quả khác.

Câu 9: Đun sôi 15,70 gam C3H7Br với hỗn hợp KOH/C2H5OH dư, sau khi loại tạp chất và dẫn khí sinh ra qua dung dịch chlorine dư thấy có x gam Cl2 tham gia phản ứng. Tính x nếu hiệu suất phản ứng ban đầu là 80%.

  • A. 11,36 gam.        
  • B. 32,00 gam.        
  • C. 16,00 gam.        
  • D. 12,80 gam.

Câu 10: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol anlyl chloride ; 0,3 mol benzyl bromide; 0,1 mol hexyl chloride; 0,15 mol phenyl bromide. Đun sôi X với nước đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, chiết lấy phần nước lọc, rồi cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 

  • A. 28,7.    
  • B. 57,4.    
  • C. 70,75.    
  • D. 14,35.

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (6 điểm). Trình bày về đồng phân của dẫn xuất halogen?

Câu 2 (4 điểm). Hỗn hợp X gồm 0,1 mol anlyl clorua ; 0,3 mol benzyl bromua; 0,1 mol hexyl clorua; 0,15 mol phenyl bromua. Đun sôi X với nước đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, chiết lấy phần nước lọc, rồi cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?

ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (6 điểm). Viết 6 phương trình hóa học của dẫn xuất của halogen?

Câu 2 (4 điểm).  Cho phản ứng trùng hợp sau: 2 C2H5Cl + Br2 → C4H10 + 2 HBr + Cl2

Biết các thông số sau:

  • Khối lượng ban đầu của C2H5Cl: 80 g

  • Khối lượng Br2 cần dùng: 60 g

  • Khối lượng C4H10 thu được: 50 g

  • Thể tích của HBr sau phản ứng: 20 mL

Hãy tính khối lượng và thể tích trước và sau phản ứng của C2H5Cl, Cl2, và HBr.

 III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Trong phân tử halogen có sự phân cực về phía nguyên tử halogen do

  • A. Nguyên tử halogen hút electron
  • B. Nguyên tử halogen đẩy electron
  • C. Nguyên tử hydrogen hút electron
  • D. Nguyên tử hydrogen đẩy electron

Câu 2: Dẫn xuất halogen có phản ứng thế nhóm -OH trong dung dịch kiềm, đun nóng khi

  • A. Nguyên tử halogen liên kết với nguyên tử carbon có nối đôi
  • B. Nguyên tử halogen liên kết với nguyên tử carbon no
  • C. Nguyên tử halogen liên kết với nguyên tử carbon có nối ba
  • D. Nguyên tử halogen liên kết với nguyên tử carbon thơm

Câu 3. Công thức tổng quát của dẫn xuất dichloro mạch hở có chứa một liên kết ba trong phân tử là 

  • A. CnH2n-2Cl2. 
  • B. CnH2n-4Cl2.
  • C. CnH2nCl2. 
  • D. CnH2n-6Cl2.

Câu 4. Đun nóng 1,91 gam hỗn hợp X gồm C3H7Br và C6H5Br với dung dịch NaOH loãng vừa đủ, sau đó thêm tiếp dung dịch AgNO3 đến dư vào hỗn hợp sau phản ứng, thu được 1,88 gam kết tủa. Khối lượng C6H5Cl trong hỗn hợp đầu là 

  • A. 1,125 gam.        
  • B. 0,875 gam 
  • C. 0,680 gam.        
  • D. 2,250 gam.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm):  Ứng dụng của dẫn xuất halogen?

Câu 2 (2 điểm): Đun nóng 1,91 gam hỗn hợp X gồm C3H7Cl và C6H5Cl với dung dịch NaOH loãng vừa đủ, sau đó thêm tiếp dung dịch AgNO3 đến dư vào hỗn hợp sau phản ứng, thu được 1,435 gam kết tủa. Khối lượng C6H5Cl trong hỗn hợp đầu là?

ĐỀ SỐ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Đối với dẫn xuất halogen có từ 2 nguyên tố halogen, ta ưu tiên gọi tên halogeno theo thứ tự nào?

  • A. Halogen nào xuất hiện trong mạch carbon trước thì gọi trước
  • B. Gọi theo thứ tự bất kì
  • C. Halogen nào có độ âm điện lớn hơn thì gọi trước
  • D. Gọi theo thứ tự a, b, c…

Câu 2:  Tên gốc – chức thường dùng để gọi

  • A. Dẫn xuất halogen đơn giản
  • B. Dẫn xuất halogen phức tạp
  • C. Dẫn xuất chứa nhiều nguyên tử halogen
  • D. Dẫn xuất halogen bất kì

Câu 3. Chất nào không phải là dẫn xuất halogen của hydrocarbon ?

  • A. CH2 = CH–CH2Br.    
  • B. ClBrCH–CF3.
  • C. Cl2CH–CF2–O–CH3.    
  • D. C6H6Cl6.

Câu 4. Một hợp chất hữu cơ Z có % khối lượng của C, H, Cl lần lượt là 14,28% ; 1,19%; 84,53%.CTPT của Z là?

  • A. CHCl2.
  • B. C2H2Cl4
  • C. C2H4Cl2.
  • D. Một kết quả khác.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm):  Dẫn xuất halogen là gì?

 

Câu 2(2 điểm):  Đun nóng 27,40 gam CH3CHBrCH2CH3 với KOH dư trong C2H5OH, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí X gồm hai olefin trong đó sản phẩm chính chiếm 80%, sản phẩm phụ chiếm 20%. Đốt cháy hoàn toàn X thu được bao nhiêu lít CO2 (đktc)? Biết các phản ứng xảy ra với hiệu suất phản ứng là 100%.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Hóa học 11 CD bài 15 Dẫn xuất halogen, đề kiểm tra 15 phút hóa học 11 cánh diều, đề thi hóa học 11 cánh diều bài 15

Bình luận

Giải bài tập những môn khác