Đề kiểm tra Hóa học 11 Cánh diều bài 3: pH của dung dịch. Chuẩn độ acid - base

Đề thi, đề kiểm tra hóa học 11 Cánh diều bài 3 pH của dung dịch. Chuẩn độ acid - base. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ SỐ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Câu nào sai khi nói về pH và pOH của dung dịch ?

  • A. [H+].[OH-] = 10-14
  • B. pH = lg[H+] 
  • C. pH + pOH = 14
  • D. [H+] = 10-a pH = a

Câu 2: Dung dịch H2SO4 0,10 M có

  • A. pH > 1
  • B. [H+] > 2,0M
  • C. pH = 1
  • D. pH < 1

Câu 3: pH của dung dịch Ba(OH)2 0,05M là.

  • A. 11
  • B. 15
  • C. 14
  • D. 13

Câu 4: Đặc điểm lớn nhất của dung dịch đệm là?

  • A. Có pH thay đổi rất ít khi thêm một lượng axit hay bazo
  • B. Có pH dễ bị thay đổi khi cho thêm một lượng axit hay bazo vừa phải
  • C. Có pH luôn luôn cố định
  • D. Trung tính

Câu 5: Chọn câu trả lời đúng khi nói về muối axit? 

  • A. Muối mà gốc axit vẫn còn hidro có khả năng phân li tạo proton trong nước
  • B. Muối vẫn còn hidro trong phân tử
  • C. Muối có khả năng phản ứng với bazo
  • D. Dung dịch muối có pH < 7

Câu 6: Thứ tự trị số pH giảm dần của các dung dịch điện li mạnh sau đây có cùng nồng độ mol: KCl, NH4Cl, KOH,HCl,  K2CO3, Ba(OH)2, H2SO4 là? 

  • A. Ba(OH)2> KOH> KCl> K2CO3> NH4Cl> HCl> H2SO4
  • B. Ba(OH)2> KOH> K2CO3> NH4Cl> KCl> HCl> H2SO4
  • C. H2SO4> HCl> NH4Cl> KCl> K2CO3> Ba(OH)2
  • D. Ba(OH)2> KOH> K2CO3> KCl> NH4Cl> HCl> H2SO4

Câu 7: pH của dung dịch NH3 0,5M là bao nhiêu biết Kb=10−4,76? 

  • A. 11,47
  • B. 9,33
  • C. 2,53
  • D. 4,67

Câu 8: A là dung dịch HNO3 0,01M ; B là dung dịch H2SO4 0,005M. Trộn các thể tích bằng nhau của A và B được dung dịch X. Tính pH của dung dịch X

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 1

Câu 9: Có một lít nước nguyên chất( pH= 7). Thêm 0,2 ml dung HCl 1M vào 1lit nước đó, pH của dung dịch nước thay đổi bao nhiêu đơn vị ( dung dịch thu được có thể tích là 1lit)?

  • A. ∆pH=2
  • B. ∆pH=3
  • C. ∆pH=4
  • D. ∆pH=5

Câu 10: Cho hằng số Ka các axit HCOOH, CH3COOH, HCN, HOCN, HF lần lượt là : 1,78.10-4 ;1,8.10-5 ;10-9,21; 3,3.10-4; 6,6.10-4 

Hãy cho biết dung dịch 0,1M của axit nào có pH = 2,87

  • A. HCN
  • B. HCOOH
  • C. CH3COOH
  • D. HOCN

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Đối với dung dịch axit yếu HNO2 0,1M, những đánh gía nào sau đây là đúng? 

  • A. [ H+] < [ NO−2]
  • B. pH= 1
  • C. pH> 1
  • D. [ H+] > [ NO−2]

Câu 2: Thang pH thường dùng có giá trị từ 0 đến 14 đó là vì: 

  • A. pH dùng để đo dung dịch có [H+] nhỏ
  • B. Tích số ion của nước ở 25∘C là: [H+].[OH−]= 10−14
  • C. Để tránh ghi [H+] với số mũ âm
  • D. pH chỉ dùng để đo độ axit của dung dịch axit yếu 

Câu 3: Một dung dịch CH3COOH 0,1M. Nhận định đúng về pH của dung dịch này là: 

  • A. pH> 7
  • B. pH= 7
  • C. pH= 1
  • D. 1< pH< 7

Câu 4: Một mẩu nước chanh tại Metro có pH= 2,6. Nồng độ mol của ion hidroxit có trong nước chanh là: 

  • A. 2,52.10−3
  • B. 2,51.10−2
  • C. 3,98.10−12
  • D. 2,6. 10−10

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây là không đúng? 

  • A. Dung dịch muối Na[Al(OH)4] làm quỳ tím hóa đỏ
  • B. Dung dịch muối (CH3COO)2Zn có pH < 7
  • C. Dung dịch muối (NH4)2CO3 làm quỳ tím hóa xanh
  • D. Khi trộn dung dịch FeCl3 với dung dịch Na2CO3 thấy có khí sinh ra và kết tủa nâu đỏ

Câu 6: Dung dịch HCl có pH= 3, cần pha loãng dung dịch này bằng nước bao nhiêu lần để thu được dung dịch có pH= 4?

  • A. 10 lần
  • B. 12 lần
  • C. 1 lần
  • D. 100 lần

Câu 7: Cho các dung dịch HCl, H2SO4 và CH3COOH  có cùng giá trị pH. Sự sắp xếp nào sau đây đúng với nồng độ mol của các dung dịch trên? 

  • A. HCl< H2SO4 < CH3COOH
  • B. H2SO4< HCl< CH3COOH
  • C. H2SO4 <  CH3COOH  < HCl
  • D. CH3COOH< HCl< H2SO4

Câu 8:  Cho 15 ml dung dịch HNO3 có pH = 2 trung hòa hết 10 ml dung dịch Ba(OH)2 có pH = a. Giá trị của a là:

  • A. 12,4
  • B. 13
  • C. 12,5
  • D. 12,2

Câu 9: Hoà tan m gam Zn vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,4M thu được 0,784 lít khí hiđro và dung dịch X. Tính pH của dung dịch X?

  • A. 1
  • B. 1,5
  • C. 2
  • D. 3

Câu 10: Tính pH trong dung dịch pyriđin 0,015M biết Kb = 10-8,8

  • A. 2,59
  • B. 6,556
  • C. 7,51
  • D. 8,69

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (6 điểm). Các acid như acetic acid trong giấm ăn, citric acid trong quả chanh, oxalic acid trong quả khế đều tan và phân li trong nước. Chẳng hạn, acetic acid (CH3COOH) phân li theo phương trình sau:

CH3COOH ⇌ CH3COO- + H+

a) Em hãy dự đoán vị chua của các acid trên được gây ra bởi ion nào.

b) Trong chế biến nước chấm, càng cho nhiều giấm ăn thì nước chấm càng chua. Khi đó, nồng độ của ion nào tăng lên?

c) Làm thế nào để xác định được nồng độ ion H+ trong dung dịch acid?

Câu 2 (4 điểm).  Giải thích vì sao trong thí nghiệm chuẩn độ dung dịch NaOH bằng dung dịch HCl, ta kết thúc chuẩn độ ngay khi dung dịch trong bình tam giác chuyển từ không màu sang hồng (bền trong ít nhất 20 giây).

ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (6 điểm). Giải thích vì sao nước nguyên chất có môi trường trung tính.

Câu 2 (4 điểm). Trong môi trường acid, diệp lục có màu vàng đến đỏ còn trong môi trường kiềm, diệp lục có màu xanh.

a) Giải thích vì sao khi vắt chanh vào nước luộc rau muống thì màu xanh của nước lại bị nhạt đi.

b*) Vì sao khi luộc bánh chưng, cho thêm một chút thuốc muối (NaHCO3) sẽ làm lá dong gói bánh có màu xanh đẹp hơn?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ SỐ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Phát biểu nào dưới đây là không đúng? 

  • A. Dung dịch muối Na[Al(OH)4] làm quỳ tím hóa đỏ
  • B. Dung dịch muối (CH3COO)2Zn có pH < 7
  • C. Dung dịch muối (NH4)2CO3 làm quỳ tím hóa xanh
  • D. Khi trộn dung dịch FeCl3 với dung dịch Na2CO3 thấy có khí sinh ra và kết tủa nâu đỏ

Câu 2: Để trung hòa 10 ml dung dịch KOH cần dùng 100 ml dung dịch H2SO4 có pH= 2. Giá trị pH của dung dịc KOH đem dùng là? 

  • A. pH= 10
  • B. pH= 11
  • C. pH= 12
  • D. pH= 13

Câu 3. Những người đau dạ dày thường có pH lớn hơn 2 trong dịch vị dạ dày. Để chữa dạ dày ta nên dùng? 

  • A. Nước nho và thuốc giảm đau dạ dày có chứa NaHCO3
  • B. Nước đung sôi để nguội và  thuốc giảm đau dạ dày có chứa NaHCO3
  • C. Nước cam và  thuốc giảm đau dạ dày có chứa NaHCO3
  • D. Vitamin C và thuốc giảm đau dạ dày có chứa NaHCO3

Câu 4. Cho 300ml dung dịch chứa H2SO4 0,1M, HNO3 0,2M và HCl 0,3M tác dụng V ml dung chứa NaOH 0,2M và KOH 0,29M thu được dung dịch có pH= 2. Giá trị của V là? 

  • A. 169
  • B. 147
  • C. 134
  • D. 114

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Phát biểu định nghĩa pH.

Câu 2 (2 điểm): Để xác định nồng độ của một dung dịch HCl, người ta đã tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1 M. Để chuẩn độ 10 mL dung dịch HCl này cần 20 mL dung dịch NaOH. Xác định nồng độ của dung dịch HCl trên.

ĐỀ SỐ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Phải trộn V1 lít dung dịch axit mạnh ( pH= 5) với V2 lít kiềm mạnh ( pH= 9) theo tỉ lệ thể tích nào sau đây để thu được dung dịch có pH= 6? 

  • A. V1: V2= 1: 8
  • B. V1: V2= 12: 3
  • C. V1: V2= 7: 8
  • D. V1: V2= 11: 9

Câu 2: Tiến hành pha một dung dịch gồm KHCO3 và KHSO4 theo tỉ lệ mol 1: 1, sau đó đung nhẹ để đuổi hết khí thì dung dịch thu được có số pH là: 

  • A. pH= 7
  • B. pH> 7
  • C. pH< 7
  • D. pH= 12

Câu 3. Ở cùng nhiệt độ, giá trị hằng số cân bằng trong dung dịch HCOOH 0,1M nhỏ hơn hằng số cân bằng của dung dịch HCl 0,1M là do: 

  • A. Lực axit của HCOOH bằng lực axit của HCl, nồng độ ion H+ bằng nhau
  • B. Lực axit của HCOOH mạnh hơn lực axit của HCl, nồng độ ion H+ lớn hơn
  • C. Lực axit của HCOOH yếu hơn lực axit của HCl, nồng độ ion H+ nhỏ hơn

D. Lực axit của HCOOH yếu hơn lực axit của HCl, nồng độ ion H+ nhỏ hơn

Câu 4. Có một lít nước nguyên chất( pH= 7). Thêm 0,2 ml dung HCl 1M vào 1lit nước đó, pH của dung dịch nước thay đổi bao nhiêu đơn vị ( dung dịch thu được có thể tích là 1lit)?

  • A. ∆pH=2
  • B. ∆pH=3
  • C. ∆pH=4
  • D. ∆pH=5

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Xác định các dung dịch sau, dung dịch nào có pH > 7, dung dịch nào có pH <7: HCl, CaCl2, NaOH, HNO3, KNO3, NH4Cl, KCl, K2CO3, KOH, CH3OH, KCl.

Câu 2(2 điểm): Giả sử khi kết thúc chuẩn độ, thể tích dung dịch NaOH (tính trung bình sau 3 lần chuẩn độ) đã sử dụng ở burette là 10,27 mL. Tính nồng độ của dung dịch NaOH.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Hóa học 11 CD bài 3 pH của dung dịch. Chuẩn độ acid - base,đề kiểm tra 15 phút hóa học 11 cánh diều, đề thi hóa học 11 cánh diều bài 3

Bình luận

Giải bài tập những môn khác