Đề thi cuối kì 1 Hóa học 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 2

Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Hóa học 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

HÓA HỌC 11 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Ở điều kiện thường lưu huỳnh là chất rắn màu

A. vàng

B. đỏ 

C. trắng

D. xanh

Câu 2. Dãy chất nào sau đây bị thụ động trong H2SO4 đặc, nguội?

A. Mg, Cu, Ag.                

B. Ca, Ag, Mg.          

C. Cu, Zn, Mg.       

D. Al, Fe, Cr.

Câu 3. Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ là

A. tan trong nước, không tan trong dung môi hữu cơ.

B. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao.

C. liên kết trong phân tử chủ yếu là liên kết ion.

D. thường kém bền với nhiệt và dễ cháy.

Câu 4. Sulfur dioxide (SO2) là 

A. chất khí màu trắng, có mùi hắc và tan nhiều trong nước. 

B. chất khí không màu, có mùi hắc, độc và tan nhiều trong nước.

C. chất khí màu vàng, không mùi, độc và không tan trong nước.

D. chất khí màu vàng, có mùi hắc, độc và tan nhiều trong nước.

Câu 5. Tính chất vật lí của sulfuric acid?

A. Là chất lỏng sánh, không màu, tan tốt trong nước, khả năng hút ẩm cao.

B. Là chất lỏng sánh, màu trắng, không bay hơi, tan trong nước và không tỏa nhiệt.

C. Là chất lỏng sánh, không màu, không bay hơi, tan tốt trong nước và tỏa nhiệt.

D. Là chất lỏng sánh, không màu, không bay hơi, không tan trong nước và thu nhiệt.

Câu 6. Muối sulfate nào sau đây không tan trong nước?

A. BaSO4

B. (NH4)2SO4

C. MgSO4

D. Al2(SO4)3

Câu 7. Ứng dụng nào sau đây không phải của S?

A. Làm nguyên liệu sản xuất Sulfuric acid.

B. Làm chất lưu hóa cao su.

C. Khử chua đất.

D. Điều chế thuốc súng đen.

Câu 8. Alcohol là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm chức

A. -CHO.

B. -COO-.

C. -OH.

D. -COOH.

Câu 9. Bộ dụng cụ như hình vẽ mô tả cho phương pháp tách chất nào?

Tech12h

A. Chiết

B. Chưng cất

C. Kết tinh

D. Sắc kí

Câu 10. Chất được dùng để tẩy trắng giấy và bột giấy trong công nghiệp là

A. N2O.                       

B. CO2.                      

C. SO2.                   

D. NO2.

Câu 11. Phương pháp chưng cất dùng để tách biệt các chất:

A. Có nhiệt độ sôi khác nhau.

B. Có nguyên tử khối khác nhau.

C. Có độ tan khác nhau.

D. Có khối lượng riêng khác nhau.

Câu 12. Phát biểu nào sau được dùng để định nghĩa công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ?

A. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.

B. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.

C. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ phần trăm số mol của mỗi nguyên tố trong phân tử.

D. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ số nguyên tử C và H có trong phân tử.

Câu 13. Hợp chất hữu cơ X có công thức đơn giản nhất là C2H4O. Tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 44. Công thức của phân tử X là

A. C2H4O

B. C5H12O

C. C4H8O2

D. C3H4O3

Câu 14. Phần trăm theo khối lượng nguyên tử carbon (C) trong phân tử C2H6O là

A. 52,17%           

B. 13,04%           

C. 34,78%           

D. Không xác định được

 Câu 15. Chất nào sau đây có phân tử có liên kết ba?

A. C2H4              

B. C2H2               

C. CH4                 

D. CH3OH.

Câu 16. Đồng phân là

A. những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử.     

B. những đơn chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử.   

C. những hợp chất giống nhau và có cùng công thức phân tử.         

D. những hợp chất khác nhau nhưng có cùng dạng công thức cấu tạo.

Câu 17. Số công thức cấu tạo có thể có ứng với các công thức phân tử C2H7N là

A. 3

B. 2

C. 1

D. 4.

Câu 18. Trong số các chất: C3H8, C3H7Cl, C3H8O và C3H9N. Chất có nhiều đồng phân cấu tạo nhất là

A. C3H7Cl             

B. C3H8               

C. C3H9N                

D. C3H8O.

Câu 19. Trong các dãy chất sau đây, dãy nào gồm các chất là đồng đẳng của nhau?

A. C2H6; CH4; C4H10                                    

B. C2H5OH; CH2=CH-CH2OH

C. CH3−CO−CH3,CH3CHO.

D. C2H4; C3H6; C4H6

Câu 20. Nhóm gồm tất cả các kim loại tan trong dung dịch H2SOđặc nóng nhưng không tan trong dung dịch H2SO4 loãng là:

A. Hg, Ag, Cu.            

B. Al, Fe, Cr.             

C. Ag, Fe, Pt.          

D. Al, Cu, Au.

Câu 21. Người ta nung nóng Cu với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Khí sinh ra có tên gọi là

A. Khí oxygen.                   

B. Khí hydrogen.              

C. Khí carbonic.     

D. Khí sulfur dioxide.

Câu 22. Cặp chất nào dưới đây đều là dẫn xuất của hydrocarbon?

A. C2H4 và C4H8O.                          

B. C2H4 và C2H2

C. C2H4 và C3H4.                             

D. C2H4O và C3H6

Câu 23. Dựa vào nhóm chức, xác định chất nào sau đây là alcohol?

A. C2H5OH.

B. CH3COOH.

C. CH3CHO.

D. HCOOCH3.

Câu 24. Số sóng (cm-1) hấp thụ đặc trưng trên phổ hồng ngoại (IR) của nhóm ketone là

A. 3500 - 3200.

B. 1715 - 1666.

C. 1760 - 1690.

D. 1750 - 1715. 

Câu 25. Ngâm rượu thuốc đã ứng dụng phương pháp tách biệt và tinh chế nào?

A. Chiết

B. Chưng cất

C. Kết tinh

D. Sắc kí

Câu 26. Tiến hành tách β - carotene từ nước ép cà rốt gồm các bước sau:

1. Để yên phễu chiết trên giá thí nghiệm khoảng 5 phút để chất lỏng tách thành hai lớp.

2. Cho khoảng 20 mL nước ép cả rốt vào phễu chiết.

3. Mở khoá phễu chiết cho phần nước ở dưới chảy xuống, còn lại phần dung dịch β - carotene hoà tan trong hexane.

4. Thêm tiếp khoảng 20 mL hexane, lắc đều khoảng 2 phút.

Thứ tự đúng của quy trình là

A. 1-2-3-4.

B. 2-4-1-3.

C. 2-4-3-1.

D. 2-1-4-3.

Câu 27. Một hydrocarbon X ở thể khí có tỉ khối hơi so với hydrogen là 15. Công thức phân tử của X là:

A. C2H6                        

B. CH4                          

C. C2H4                 

D. C2H2

Câu 28. Hai hợp chất A có công thức thực nghiệm là CH2O. Phổ MS cho thấy A có các tín hiệu sau:

m/z

Cường độ tương đối (%)

29

19

31

100

60

39

Biết mảnh [M+] có giá trị m/z lớn nhất. Công thức phân tử của A là

A. CH4O

B. C2H4O2

C. C3H6O3

D. C4H8O4

 B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1(1 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam hợp chất hữu cơ X ( C, H, O ). Thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Khi hóa hơi 1,85 gam X, thu được thể tích bằng với thể tích của 0,7 gam N2 cùng nhiệt độ,áp suất. Xác định công thức phân tử của X

Câu 2. (1 điểm) Hòa tan hoàn toàn 10,7 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Fe bằng một lượng dư dung dịch H2SO4 đậm đặc, nóng thu được 9,916 lít SOduy nhất (đkc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là?

Câu 3 (1 điểm) Đốt cháy hoàn toàn chất A tạo thành CO2 và H2O.

a) Trình bày phương pháp nhận ra sự có mặt của CO2 và H2O trong sản phẩm cháy.

b) Trên phố IR của A thấy có hấp thụ ở 3200 cm−1. Nhóm chức nào có thể có trong phân tử chất A?

BÀI LÀM

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

Tech12h

 

BÀI LÀM

……….………………………………………………………………………………………… 

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THPT .............

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: HÓA HỌC 11 – CÁNH DIỀU

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

1. A

2. D

3. D

4. B

5. C

6. A

7. C

8. C

9. B

10. C

11. A 

12. B

13. C

14. A

15. B

16. A

17. B

18. C

19. D

20. A

21. D

22. D

23. A

24. B

25. A

26. B

27. A

28. B

B. PHẦN TỰ LUẬN(3,0 điểm) 

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1 điểm)

Đặt CTPT của X là CxHyOz

nX=nN2=0,728=0,025 (mol) → MX=1,850,025=74

nCO2=4,4822,4=0,2 (mol) → nH2O=3,618=0,2 (mol)

nX=7,474=0,1 (mol) 

Bảo toàn nguyên tố C: 0,1x = 0,3 ⇒ x = 3

Bảo toàn nguyên tố H: 0,1y = 2.0,3 ⇒ y = 6

12.3 + 6.1 + 16z = 74 

=> z = 2 

=>CTPT: C3H6O2

 

 

0,5đ

 

 

 

 

 

0,5đ

Câu 2 (1 điểm)

Mg + 2H2SO4 → MgSO4 + SO2 + 2H2O

2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

nSO2=9,91624,79=0,4 (mol) 

nH2O=nH2SO4=2nSO2=0,8 (mol) 

BTKL : mhh+ mH2SO4=m+mSO2+mH2O

→ m = 10,7 + 0,8 . 98 = 0,4 . 64 – 0,8 . 18 = 49,1 (g)

 

 

 

0,5đ

 

0,5đ

 

Câu 3 (1 điểm)

a) Dẫn sản phẩm cháy qua ống chứa Cu(OH)2 khan (màu trắng), sự xuất hiện của Cu(OH)2.5H2O (màu xanh) chứng tỏ trong sản phẩm cháy có H2O. Tiếp tục dẫn sản phẩm cháy qua ống nước vôi trong (chứa Ca(OH)2), sự xuất hiện của CaCO3 (khiến nước vôi trong vẩn đục) chứng tỏ trong sản phẩm cháy có CO2.

b) Trên phổ IR của A thấy có hấp thụ ở 3200cm−1 chứng tỏ trong phân tử chất A có thể có nhóm chức alocohol hoặc phenol hoặc amine.

0,5đ

 

 

 

 

0,5đ

 

 

TRƯỜNG THPT .............

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: HÓA HỌC 11 – CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

 

NỘI DUNG KIẾN THỨC

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Nitrogen và sulfur

 

Bài 6. Sulfur và sulfur dioxide  

2

 

2

     

4

0

Bài 7. Sulfuric acid và muối sulfate

2

 

3

  

1

  

5

1

2,25đ

Đại cương về hóa học hữu cơ

Bài 8. Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

2

 

3

    

1

5

1

2,25đ

Bài 9. Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ

2

 

2

     

3

0

0,75đ

Bài 10. Công thức phân tử học chất hữu cơ

1

 

4

  

1

  

5

1

2,25đ

Bài 11. Cấu tạo hóa học của hợp chất hữu cơ

2

 

3

     

6

0

1,5đ

Tổng số câu TN/TL

12

0

16

0

0

2

0

1

28

3

 

10 điểm

Điểm số

Tổng số điểm

3 điểm

30%

4 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

 

TRƯỜNG THPT .............

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: HÓA HỌC 11 – CÁNH DIỀU

 

Nội dung

 

Đơn vị kiến thức

 

 

Mức độ, yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

TN 

TL

TN 

 

 

 

 

 

Nitrogen và sulfur

 

 

Bài 6. Sufur và sulfur dioxide

Nhận biết:

Nêu được trạng thái tự nhiên của nguyên tố sufur.

- Nêu được trạng thái tự nhiên của sulfur dioxide (SO2).

 

 

1

 

1

 

 

Câu 1

 

Câu 4

Thông hiểu:

Trình bày ứng dụng của sulfur đơn chất.

- Trình bày được ứng dụng của sulfur dioxide.



 

1

 

1

 

Câu 7

 

Câu 10

Bài 7. Sulfuric acid và muối sulfate 

Nhận biết: 

- Nêu được tính chất vật lí của H2SO4

- Nhận biết được ion SO42- trong dung dịch bằng ion Ba2+

 

 

1

1

 

 

 

Câu 5

Câu 6

 

Thông hiểu:

- Trình được tính chất hóa học của H2SO4

- Thực hiện được một số thí nghiệm chứng minh tính chất oxi hóa mạnh và tính háo nước của H2SO4

 

 

1

 

1

 

 

 

Câu 20

Câu 2

Câu 21

 

Vận dụng:

- Vận dụng kiến thức về sulfuric acid 

và muối sulfate để giải quyết vấn đề.

1

 

Câu 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đại cương về hóa học hữu cơ

Bài 8. Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

Nhận biết:

- Nêu được đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ.

- Nêu được một số loại nhóm chức cơ bản

 

 

1

 

1

 

 

 

Câu 3

 

Câu 8

 

Thông hiểu:

- Nêu thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.

- Nêu khái niệm nhóm chức.

 

 

2

 

1

 

 

Câu 22

Câu 23

Câu 24

Vận dụng cao:

- Nhận biết được các chất bằng phương pháp hóa học và sử dụng được bảng tín hiệu phổ hồng ngoại (IR) để xác định một số nhóm chức

1

 

Câu 3

 

Bài 9. Phương pháp tách biệt và tính chế hợp chất hữu cơ

Nhận biết: 

Nhận biết được các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ

 

 

2

 

 

Câu 9

Câu 11

Thông hiểu:

- Trình bày được nguyên tắc cách thức tiến hành các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ. 

- Thực hiện được các thí nghiệm về chúng cất thường, chiết.

 

1

 

 

1

 

Câu 25

 

 

Câu 26

Bài 10. Công thức phân tử hợp chất hữu cơ

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm về công thức phân tử hợp chất hữu cơ.

 

 

1

 




 
Câu 12

Thông hiểu:

- Lập được công thức phân tử hợp chất hữu cơ.

- Sử dụng được kết quả phổ khối lượng (MS) để xác định phân tử khối của hợp chất hữu cơ.

 

 

3

 

1

 

 

 

Câu 13

Câu 14

Câu 27

Câu 28

 

Vận dụng:

Lập được công thức phân tử hợp chất hữu cơ từ dữ liệu phân tích nguyên tố và phân tử khối.

 

1

 

 

Câu 1

 

Bài 11. Cấu tạo hóa học của hợp chất hữu cơ

Nhận biết:

- Nhận biết được các liên kết trong phân tử.

- Nêu được định nghĩa đồng phân.

 

1

 

1

  

 

Câu 15

 

Câu 16

Thông hiểu:

- Xác định được công thức cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ đơn giản.

- Viết được các chất đồng đẳng, đồng phân.

2

 

1

  

Câu 17

Câu 18

Câu 19

 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Hóa học 11 Cánh diều, trọn bộ đề thi Hóa học 11 cánh diều, đề thi cuối kì 1 Hóa học 11 Cánh diều:

Bình luận

Giải bài tập những môn khác