Dễ hiểu giải Hoá học 11 Kết nối bài 15 Alkane

Giải dễ hiểu bài 15 Alkane. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Hóa học 11 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 15: ALKANE

MỞ ĐẦU

Khí thiên nhiên, khí dầu mỏ, xăng, nhiên liệu phản lực (jet fuel) và dầu diesel có vai trò rất quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế, công nghiệp. Vậy thành phần chính của các nhiên liệu này là gì? Ngoài ra, các alkane có phải là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp sản xuất các hoá chất hữu cơ hiện nay không?

Giải nhanh:

- Thành phần chính là alkane.

- Có.

I. KHÁI NIỆM, DANH PHÁP

Câu hỏi 1: Viết các công thức cấu tạo và gọi tên theo danh pháp thay thế của alkane có công thức phân tử C5H12 và phân loại các đồng phân của nó.

Giải nhanh:

Đồng phân

Tên gọi

CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – CH3

Pentane (không phân nhánh)

BÀI 15: ALKANE

2-methylbutane (phân nhánh)

BÀI 15: ALKANE

2,2-dimethylpropane (phân nhánh)

Câu hỏi 2: Viết công thức cấu tạo của alkane có tên gọi 2-methylpropane.

Giải nhanh:



BÀI 15: ALKANE

Câu hỏi 3: Tên gọi của chất sau đây bị sai, em hãy giải thích và sửa lại cho đúng.

BÀI 15: ALKANE

Giải nhanh:

Sửa lại: 2-methylbutane. Vì CH3 nhánh gắn với C thứ 2.

II. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO

III. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Câu hỏi 4: Dựa vào Bảng 15.2, em hãy nhận xét về quy luật biến đổi nhiệt độ sôi của alkane theo phân tử khối.

Giải nhanh:

Nhiệt độ sôi tăng dần theo phân tử khối.

IV. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

Thí nghiệm: phản ứng bromine hoá hexane

Chuẩn bị: ống nghiệm, hexane, nước bromine, cốc thuỷ tinh.

Tiến hành:

- Cho vào ống nghiệm khoảng 1 mL hexane rồi cho tiếp vào đó khoảng 1 mL nước bromine. Quan sát thấy ống nghiệm có hai lớp, lớp dưới là nước bromine màu vàng, lớp trên là hexane không màu.

- Lắc đều và quan sát hiện tượng.

- Đặt ống nghiệm vào cốc nước ấm (khoảng 50 °C), quan sát hiện tượng xảy ra.

Trả lời câu hỏi:

1. Nêu hiện tượng xảy ra trong quá trình thí nghiệm. Giải thích.

2. Viết phương trình hoá học ở dạng công thức phân tử của phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên (nếu có), giả thiết là chỉ có một nguyên tử hydrogen được thay thế.

Giải nhanh:

1. – Lớp bromine phía dưới, lớp hexane ở trên.

- Sau lắc, nước bromine bị mất màu vàng.

2. PTHH: C6H14 + Br2→ C6H13Br + HBr

Câu hỏi 5: Viết sơ đồ phản ứng của butane với bromine trong điều kiện có chiếu sáng, tạo thành các sản phẩm monobromine.

Giải nhanh:

BÀI 15: ALKANE

Thí nghiệm: phản ứng oxi hoá hexane

Chuẩn bị: hexane, dung dịch KMnO4 1%; ống nghiệm, bát sứ, que đóm.

Tiến hành:

1. Phản ứng của hexane với dung dịch KMnO4

Cho khoảng 1 mL hexane vào ống nghiệm, thêm vài giọt dung dịch KMnO4 1%, lắc đều ống nghiệm trong khoảng 5 phút, sau đó đặt ống nghiệm vào giá rồi để yên khoảng 10 phút. Quan sát thấy ống nghiệm có 2 lớp, lớp dưới là dung dịch KMnO4 trong nước màu tím, lớp trên là hexane không màu.

2. Phản ứng đốt cháy hexane

Cho khoảng 1 mL hexane (lưu ý không được lấy nhiều hơn) vào bát sứ nhỏ, cần thận đưa que đóm đang cháy vào bề mặt chất lỏng, hexane bốc cháy cho ngọn lửa màu vàng.

Trả lời câu hỏi:

a) Hexane có phản ứng với dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường không? Tại sao?

b) Tại sao lại đốt cháy hexane trong bát sứ mà không nên đốt trong cốc thuỷ tinh? Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.

c) Nếu đốt cháy hexane trong điều kiện thiếu oxygen sẽ tạo ra carbon monoxide và nước. Hãy viết phương trình hoá học của phản ứng này.

Giải nhanh:

a) Không vì ở điều kiện thường, dung dịch KMnO4 không oxi hoá được hexane.

b) Vì để đảm bảo hexane được tiếp xúc với không khí nhiều nhất, phản ứng cháy hoàn toàn.

PTHH: 2C6H14 + 19O2 → 12CO2 + 14H2O

c) PTHH: 2C6H14 + 13O2 → 12CO + 14H2O

Câu hỏi 6: Viết phương trình hoá học của phản ứng đốt cháy hoàn toàn pentane.

Giải nhanh:

C5H12 + 8O2 → 6H2O + 5CO2

V. ỨNG DỤNG

Câu hỏi 7: Tại sao ở các cây xăng, kho chứa xăng dầu thường treo các biển cấm dưới đây?

BÀI 15: ALKANE

Giải nhanh:

Vì các alkane lỏng là những chất dễ bắt lửa, dễ cháy.

VI. ĐIỀU CHẾ

VII. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ DO PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác