Đáp án Ngữ văn 12 chân trời Bài 1: Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ

Đáp án Bài 1: Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 12 chân trời dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 1. NHỮNG SẮC ĐIỆU THI CA

VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ HAI TÁC PHẨM THƠ

ĐỌC NGỮ LIỆU THAM KHẢO

Câu 1: Mở bài, thân bài và kết bài của ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu của kiểu bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ như thế nào?

Đáp án chuẩn:

Mở bài

Giới thiệu khái quát về hai tác phẩm.

Dẫn dắt nêu vấn đề so sánh, đánh giá.

Thân bài

- Chỉ ra điểm tương đồng.

- Chỉ ra điểm khác biệt giữa hai tác phẩm:

+ Chủ thể trữ tình.

+ Cách sử dụng nhãn tự.

+ Phong cách sáng tác của mỗi tác phẩm.

Kết bài

Khẳng định lại vấn đề.

Nêu cảm nghĩ về phong cách sáng tác của từng tác giả.

Câu 2: Nhận xét về cách sắp xếp các luận điểm ở phần thân bài.

Đáp án chuẩn:

So sánh từng điểm khác biệt:

- Chủ thể trữ tình.

- Cách sử dụng nhãn tự.

- Phong cách sáng tác của mỗi tác phẩm.

Nhận xét: 

- Sắp xếp luận điểm hợp lí, rõ ràng.

- Phân tích kết hợp đưa dẫn chứng và nêu quan điểm cá nhân.

Câu 3: Trong từng luận điểm, sự kết hợp giữa lí lẽ và bằng chứng được thể hiện như thế nào?

Đáp án chuẩn: 

Ví dụ: Khi so sánh khác biệt về phong cách

 

Giang tuyết - Liễu Tông Nguyên

Mộ - Hồ Chí Minh

Phong cách

Phong cách thơ cổ điển Trung Hoa.

Kết hợp giữ phong vị cổ điển với tính hiện đại.

Lí lẽ, bằng chứng

  • Chủ thể trữ tình

Thiên nhiên “lạnh lẽo”, “hoang vu”.

“Cái nhìn và cảm xúc của một thi sĩ đời Đường mang trong lòng nhiều tâm sự u uẩn về thười thế nên ngắm nhìn cảnh vật trong thế tĩnh lặng”.

  • Chủ thể trữ tình

Thiên nhiên “buồn man mác nhưng không rõ đến mức quạnh” như Giang tuyết.

“Cái nhìn của một nhà thơ hiện đại, người chiến sĩ cách mạng với quan niệm thẩm mĩ hiện đại”.

Câu 4: Từ ngữ liệu trên, bạn rút ra được những lưu ý gì khi viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ?

Đáp án chuẩn:

  • Nêu điểm giống của hai tác phẩm.

  • Nếu điểm khác nhau của hai tác phẩm.

  • Đan xen dẫn chứng thuyết phục với luận điểm để làm lập luận thêm chặt chẽ, sáng tỏ.

THỰC HÀNH VIẾT THEO QUY TRÌNH

Câu hỏi: Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ cùng phong cách hoặc khác phong cách sáng tác mà bạn yêu thích.

Đáp án chuẩn: 

Dàn ý viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ

Đề bài: So sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" (Hàn Mặc Tử) và "Tây Tiến" (Quang Dũng).

I. Mở bài:

  • Giới thiệu hai tác phẩm thơ:

    • Tác giả, hoàn cảnh sáng tác.

    • Thể loại, nội dung chính.

  • Nêu điểm chung của hai tác phẩm:

    • Cùng là thơ trữ tình.

    • Cùng thể hiện tình yêu quê hương đất nước.

  • Nêu điểm khác nhau của hai tác phẩm:

    • Phong cách sáng tác của hai tác giả.

    • Vẻ đẹp riêng của mỗi tác phẩm.

II. Thân bài:

So sánh:

  • Về nội dung:

    • "Đây thôn Vĩ Dạ":

      • Vẻ đẹp thơ mộng, huyền ảo của xứ Huế.

      • Nỗi niềm tâm sự của thi nhân trước cảnh đẹp quê hương.

    • "Tây Tiến":

      • Vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của núi rừng Tây Bắc.

      • Hình ảnh người lính Tây Tiến với khí phách anh hùng.

  • Về nghệ thuật:

    • "Đây thôn Vĩ Dạ":

      • Ngôn ngữ thơ giàu sức gợi cảm.

      • Hình ảnh thơ tinh tế, sáng tạo.

      • Giọng điệu thơ du dương, bâng khuâng.

    • "Tây Tiến":

      • Ngôn ngữ thơ giàu sức biểu cảm.

      • Hình ảnh thơ hùng tráng, khoáng đạt.

      • Giọng điệu thơ hào hùng, bi tráng.

Đánh giá:

  • Hai tác phẩm đều là những bài thơ hay, tiêu biểu cho phong cách sáng tác của hai tác giả.

  • Mỗi tác phẩm đều mang vẻ đẹp riêng, thể hiện tình yêu quê hương đất nước theo cách riêng của mình.

III. Kết bài:

  • Khẳng định giá trị của hai tác phẩm thơ.

  • Nêu cảm nhận của bản thân về hai tác phẩm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác