Đáp án lịch sử và địa lí 4 Cánh diều bài 2 Địa phương em (Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)
Đáp án Đáp án lịch sử và địa lí 4 Cánh diều bài 2 Địa phương em (Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 2: ĐỊA PHƯƠNG EM
KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Hiện nay, Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Mỗi tỉnh thành phố đều có những nét riêng về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, lịch sử,... Em đang sống ở tỉnh, thành phố nào? Hãy chia sẻ những điều em biết về địa phương mình.
Đáp án chuẩn:
- Em đang sống ở thành phố Hà Nội.
Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - giáo dục hàng đầu của cả nước.
KHÁM PHÁ
1. Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên
Câu hỏi:
- Xác định vị trí địa lí của địa phương em trên hình 2 bài 1.
- Dựa vào bản đồ tự nhiên địa phương và kết hợp với hiểu biết của bản thân, hãy mô tả một số nét chính về tự nhiên ở địa phương em theo gợi ý ở hình 1.
Đáp án chuẩn:
- Vị trí địa lí của Hà Nội:
Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông.
Tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây.
- Địa phương em: Hà Nội.
Một số sông, hồ: Hồ Hoàn Kiếm, sông Hồng, sông Đuống sông Tô Lịch,..
Khí hậu: nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.
Dạng địa hình: thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông , chủ yếu là Đồng bằng
Dù đồng bằng chiếm 3/4 diện tích nhưng một số khu vực ở Hà Nội vẫn có núi.
2. Một số hoạt động kinh tế
Câu hỏi: Tìm hiểu và trình bày một số hoạt động kinh tế ở địa phương em theo gợi ý ở hình 2.
Đáp án chuẩn:
- Ngành nông nghiệp ở Hà Nội chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng chiếm vị trí quan trọng trong việc cung cấp nông sản đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của nhân dân Thủ đô.
Hà Nội nhiều loại cây nông nghiệp như lúa, sắn..
Một số loại gia súc như lợn, bò; một số loại cá, gia cầm như gà, vịt...
- Hà Nội có 6 ngành công nghiệp chủ lực: dệt may; chế biến nông sản, thực phẩm; hóa chất; cơ khí chế tạo; điện tử viễn thông và công nghệ thông tin
- Hà Nội có nhiều trung tâm thương mại và điểm du lịch nổi tiếng: Chùa Một Cột, Lăng chủ tịch, Nhà tù Hỏa Lò, Hoàng Thành Thăng Long,…
3. Văn hóa địa phương
Câu hỏi:
- Mô tả một số nét văn hóa ở địa phương em theo gợi ý ở hình 3.
- Lựa chọn và giới thiệu một món ăn, một trang phục hoặc một lễ hội tiêu biểu của địa phương theo gợi ý ở các hình 4,5,6
Đáp án chuẩn:
- Một số nét văn hóa ở Hà Nội:
Là trung tâm văn hóa ẩm thực: chả cá Lã Vọng, phở, bánh cốm - cốm Vòng, bún thang, bánh trôi…
Trang phục: Ngày xưa nam giới mặc áo dài năm thân, vải thâm, có khuy tết chỉ hoặc khuy đồng, khuy bạc, khuy ngọc... Mùa rét, dùng áo kép, có thêm lần vải lụa lót màu tươi, áo bông cộc, trần quân cờ.
Kiến trúc cổ của Hà Nội đơn sơ, giản dị, gần gũi với con người tạo nên sự cổ kính, thanh tịnh. Kiến trúc hiện nay chủ yếu là các tòa nhà cao tầng với đa dạng thiết kế mang nét hiện đại.
Hà Nội có một số phong tục, tập quán tiêu biểu như: bày mâm mũ quả, xông đất, lì xì, cúng ông Táo về trời
Các lễ hội tiêu biểu: Lễ hội Gióng, Lễ hội Gò Đống Đa, Lễ hội chùa Thầy…
- Cốm Vòng Hà Nội
Cốm làng Vòng được làm từ loại lúa nếp hoa vàng và là loại lúa non
Quy trình làm cốm: chọn lúa phù hợp tuốt ra lấy thóc. Sau đó sàng bỏ rơm, đãi qua nước để loại bỏ các hạt thóc lép. Thóc sau khi đãi sạch, cho vào chảo rang, rang xong đem giã ngay. Cuối cùng là sàng sẩy và đóng gói.
Ăn cốm tươi đúng kiểu ta cảm nhận được cái dẻo dẻo, thơm thơm khi nhai và vị ngọt lan dần trong khoang miệng, lắng đọng nơi cuống họng.
4. Danh nhân tiêu biểu
Câu hỏi: Kể lại câu chuyện về một danh nhân ở địa phương em theo gợi ý ở hình 7.
Đáp án chuẩn:
Danh nhân Chu Văn An là một người thầy giáo mẫu mực đáng kính. Ông đã sống trải qua các triều vua Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông và Nghệ Tông nhà Trần. Ông cũng từng dạy học ở Quốc Tử Giám.
Tương truyền rằng khi Chu Văn An khi dạy học ở Cung Hoàng. Năm ấy đại hạn, dân tình nhôn nhao đói khổ. Vốn giàu lòng nhân đạo, ông nghĩ đến chàng học sinh khôi ngô ham học của mình, hi vọng chàng có thể cứu vớt được nhân dân. Vốn là Thủy thần vì mộ đạo học của Chu Văn An mà hiện thân thành người học trò đến theo học, hàng ngày chàng vẫn được nghe thầy giảng đạo đức nhân nghĩa của thánh hiền; nay chàng lại được chính thầy sai tìm cách cứu vớt muôn dân thì còn nhân nghĩa đạo đức nào bằng. Chàng bèn lấy nước lã mài mực, dùng bút đúng mực vẩy lên trời rồi tung nghiên bút mỗi thứ đi một phía. Lập tức mây đen nổi lên, trời mưa như trút, nước đen màu mực chảy ngập ruộng đồng. Thấy trời mưa to, nhân dân khắp nơi đều vui mừng. Nhưng chàng học sinh trẻ tuổi vì là trái thiên mệnh nên đã phải gánh chịu trừng phạt. Thầy lo lắng, cho người đi tìm thì thấy xác một con thuồng luồng chết nổi lên ở giữa đầm Cung Hoàng. Đó là hiện thân của anh học trò vô cùng yêu quý của ông. Chu Văn An sai học trò vớt xác con thuồng luồng đó lên và đem chôn cất tử tế…
Qua câu chuyện trên, em thấy Chu Văn An là người thầy giáo tận tụy, có đức, có tài và cả tâm. Nhờ những đức tính đó của thầy mà cậu học trò đã sẵn sàng làm trái mệnh trời để đền đáp công ơn dưỡng dục của người thầy đó.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Hãy giới thiệu và nêu cảm xúc của em về địa phương của mình.
Đáp án chuẩn:
Hà Nội - thủ đô của đất nước là nơi lưu giữ những giá trị truyền thống, văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Nơi đây quy tụ nhiều địa danh nổi tiếng như Lăng Bác, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây… Con người Hà Nội rất thanh lịch, mến khách. Đặc biệt, nhiều món ăn đặc sản như bún chả, phở, cốm Vòng… hấp dẫn khách thập phương. Chính những điều đó tạo nên sự độc đáo cho Hà Nội khiến cho mọi người ai cũng muốn đến một lần trong đời. Là một người con của Hà Nội, em vô cùng tự hào khi được sống, học tập và làm việc tại mảnh đất này.
Câu 2: Kể những việc em đã làm hoặc sẽ làm để góp phần bảo vệ môi trường nơi em đang sinh sống.
Đáp án chuẩn:
Tham gia các buổi dọn dẹp môi trường ở khu vực em ở: quét rác, trồng hoa ven đường, nhặt rác dưới sông,….
VẬN DỤNG
Câu 1: Sưu tầm bài hát, câu thơ, ca dao, tục ngữ về thiên nhiên, con người ở địa phương em.
Đáp án chuẩn:
Bài hát: Hà Nội cũ, Người Hà Nội, Nhớ mùa Thu Hà Nội
Ca dao
- Đấy vàng đây cũng đồng đen
Đấy hoa thiên lý, đây sen Tây Hồ.
- Thanh Trì có bánh cuốn ngon
Có gò Ngũ Nhạc, có con sông Hồng
Thanh Trì cảnh đẹp người đông
Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh.
- Hồ sen xây gạch Bát Tràng
Phòng khi nóng nực thiếp chàng nghỉ ngơi.
- Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về Kẻ Vẽ với anh tìm về.
Kẻ Vẽ có thói có lề
Kẻ Vẽ lại có nhiều nghề đâu hơn.
Câu 2: Vẽ một bức tranh về phong cảnh nơi em sống.
Đáp án chuẩn:
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2
Bình luận