Đáp án lịch sử và địa lí 4 Cánh diều bài Ôn tập học kì I

Đáp án Đáp án lịch sử và địa lí 4 Cánh diều bài Ôn tập học kì I. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ÔN TẬP HỌC KÌ I

Câu 1.

  1. Hãy giới thiệu một số nét tiêu biểu về địa phương em theo gợi ý dưới đây.

- Tên địa phương em là gì?

- Địa phương em ở vùng nào? Tiếp giáp với những tỉnh, thành phố nào?

- Thiên nhiên ở địa phương em có đặc điểm gì nổi bật?

- Địa phương em có những hoạt động kinh tế chủ yếu nào?

- Giới thiệu nét văn hoá đặc sắc ở địa phương em.

- Kể về một danh nhân tiêu biểu ở địa phương em.

b) Hãy nêu một điều em thích và một điều em còn băn khoăn về môi trường ở địa phương mình. Tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục tình trạng môi trường đó.

Đáp án chuẩn:

a) 

Thành phố Hà Nội

- Vị trí:

  • Thành phố Hà Nội thuộc khu vực Đồng bằng Bắc Bộ

  • Thành phố Hà Nội tiếp giáp với nhiều tỉnh, như: Phú Thọ, Vĩnh Phúc; Bắc giang; Bắc Ninh; Hưng Yên; Hà Nam; Hòa Bình.

- Thiên nhiên:

  • Địa hình: 3/4 diện tích thành phố Hà Nội là đồng bằng; 1/4 diện tích thành phố là đồi núi

  • Khí hậu: của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm

  • Sông, hồ: sông Hồng, sông Đáy; sông Tô Lịch; sông Nhuệ, sông Tích Giang; sông Đuống…

- Hoạt động kinh tế chủ yếu:

  • Nông nghiệp: trồng cây lương thực , cây ăn quả và cây công nghiệp; chăn nuôi gia súc và gia cầm

  • Các ngành công nghiệp chính: cơ - kim khí; điện tử; dệt may; chế biến thực phẩm, công nghiệp vật liệu,…

  • Hoạt động dịch vụ phân bố ở hầu khắp các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội

Nét văn hóa đặc sắc:

  • Ẩm thực: phở, bún chả, bún riêu, bún ốc nguội, chả rươi,...

  • Lễ hội: lễ hội chùa Thầy (huyện Quốc Oai); lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức); hội Gióng ở đền Sóc (huyện Sóc Sơn);…

b)

- Một điều em thích: dòng sông Hồng bồi đắp phù sa, giúp cho ruộng đồng thêm màu mỡ, trù phú.

- Một điều em còn băn khoăn: môi trường đang bị ô nhiễm

  • Nguyên nhân: ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao,…

  • Biện pháp khắc phục: tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường; xử lí nghiêm những hành vi gây ô nhiễm,…

Câu 2.

a) Hãy cho biết em đã được học về những vùng nào dưới đây.

ÔN TẬP HỌC KÌ I

b) Hoàn thành bảng giới thiệu tóm tắt về vùng em đã học theo gợi ý dưới đây

ÔN TẬP HỌC KÌ I

c. Hãy giải thích tại sao có sự khác biệt về hoạt động sản xuất của hai vùng trên.

Đáp án chuẩn:

a. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

b. 

Đặc điểm

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Vị trí địa lí

 Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc ở phía bắc, phía tây giáp Lào, phía nam và đông nam giáp Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

 Phía bắc và phía tây của vùng giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ, phái nam giáp với Duyên hải miền Trung, phía đông là vịnh Bắc Bộ.

Thiên nhiên

Địa hình phổ biến là các dãy núi cao, các thung lũng sâu hay hẻm vực, các cao nguyên đá vôi có độ cao trung bình. 

Khí hậu có sự khác biệt giữa mùa hạ và mùa đông. 

Nơi đây cũng có nhiều sông, suối.

Có địa hình khá bằng phẳng và thấp dần về phía biển. 

Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa 

Có nhiều sông ngòi.

Dân cư

Dân cư thưa thớt. 

Dân cư đông đúc nhất nước ta. 

Hoạt động sản xuất

Người dân thường trồng lúa nước trên ruộng bậc thang.

Nơi đây có nhiều mỏ khoáng phù hợp phát triển ngành công nghiệp khai thác khoáng sản.

 Trồng lúa nước 

Có nhiều nghề thủ công khác nhau.

 

Một số nét văn hóa

Đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc.  

 Lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu.

Trang phục truyền thống đa dạng và muôn màu 

 

Nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

 Chiến thắng Điện Biên Phủ

 Chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không"

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c. Vì giữa các vùng có vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên khác nhau, các dân tộc sinh sống cũng có nhiều sự khác biệt

Câu 3. Hãy cho biết tên di tích lịch sử ở cột A tương ứng với tên vùng nào ở cột B mà em đã được học. Ghi kết quả vào vở.

ÔN TẬP HỌC KÌ I

Đáp án chuẩn:

- Vùng Duyên hải miền Trung: Kinh thành Huế, Lăng vua Tự Đức, Chùa Thiên Mụ, Nhà cổ Phùng Hưng, Chùa Cầu, Hội quán Phúc Kiến, 

- Vùng Tây Nguyên: 

- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: Đền Hùng

- Vùng Đồng bằng Bắc Bộ: Thăng Long tứ trấn, Hồ Gươm, Văn Miếu – Quốc Tử Giám

- Vùng Nam Bộ: Bến cảng Nhà Rồng, Dinh Độc Lập, Địa đạo Củ Chi

Câu 4.

a) Em hãy cùng bạn sưu tầm tư liệu để hoàn thành bài giới thiệu về một trong các di tích lịch sử đã được học theo gợi ý ở bên.

b) Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của di tích lịch sử đó?

ÔN TẬP HỌC KÌ I

Đáp án chuẩn:

a) 

Đền Hùng là một quần thể kiến trúc có giá trị văn hoá, lịch sử, tín ngưỡng vô cùng quan trọng của người Việt, thể hiện đạo lý truyền thống "uống nước nhớ nguồn" đối với vua Hùng, những người có công dựng nước và giữ nước từ thuở sơ khai của dân tộc. Đền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đền gồm: đền Hạ và chùa, đền Giếng, đền Trung, đền Thượng và lăng vua Hùng. Điểm bắt đầu của khu di tích đền Hùng đó chính là Đại Môn rồi đến đền Hạ và Thiên Quang Tự. Nằm kề bên đền Hạ là Chùa Thiên Quang. Từ đền Hạ leo thêm 168 bậc nữa là có thể đến đền Trung, đây là nơi vua quan ngự bàn việc dân việc nước và thưởng thức vẻ đẹp đất trời. Sau là đỉnh Nghĩa Lĩnh, và tại đây có đền Thượng với tên gọi là "Kính Thiên lĩnh điện". Đây là nơi thờ Thánh Gióng và vua Hùng. Lăng ở phía Đông đền Thượng, đây là mộ Hùng Vương thứ 6. Điểm đến tiếp theo và cũng là điểm cuối của chuỗi di tích đó chính là đền Giếng, chặng cuối này nằm ở Ðông Nam chân núi Nghĩa Lĩnh. Mỗi năm tại đền đều tổ chức Giỗ Tổ Hùng vương nhằm tưởng niệm các Vua Hùng.

b) 

- Là một học sinh, để bảo vệ, giữ gìn những di tích lịch sử em cần:

  • Giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, địa phương.

  • Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa

  • Tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật di vật

  • Tham gia các lễ hội truyền thống.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác