Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 Kết nối bài 4: Thực hành tiếng việt - Nghĩa của từ, dấu câu, biện pháp tu từ

Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 Kết nối bài 4: Thực hành tiếng việt - Nghĩa của từ, dấu câu, biện pháp tu từ. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 Kết nối. Kéo xuống để tham khảo thêm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1.     NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Nghĩa của từ là gì?

Câu 2: Theo em, có mấy cách giải thích nghĩa của từ?

Câu 3: Tác dụng của dấu câu là gì?

Câu 4: Em hãy liệt kê một vài dấu câu em biết.

Câu 5: Dấu ngoặc kép là gì? Tác dụng dấu ngoặc kép là gì?

Câu 6: Dấu ngoặc đơn là gì?

2.     THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Giải thích các từ sau: tốt bụng, dũng cảm, rực rỡ, nhẹ nhàng.

Câu 2: Giải thích nghĩa của các từ: hoàn hảo, hồi ức, phú ông, phò mã, thịnh nộ, ghẻ lạnh, chứng giám. Cho biết cách dùng để giải thích nghĩa của các từ đó.

Câu 3: Dấu ngoặc kép trong các câu văn sau được dùng để là gì?

  1. Sau khi đến được ba ngày, anh hỏi tôi: "Anh Dân, anh có biết chữ quốc ngữ không?". Tôi hơi thẹn nhưng trả lời thành thật: "Không, tôi không biết".
    b. Chế độ ta là chế độ mới, nhân dân ta đang trau dồi đạo đức mới, đạo đức xã hội chủ nghĩa của những người lao động "ta vì mọi người, mọi người vì ta".

(Hồ Chí Minh)

  1. Chúng đề xướng nào là văn nghệ "chủ quan", "viễn kiến", nào là triết lí "duy linh"…

Câu 4: Tìm và phân tích biện pháp tu từ hoán dụ trong đọan thơ sau:

“Áo nâu cùng với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên”

3.      VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Đọc những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

a/ Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là "chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do".

b/ Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây (ba khía là một loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xé ra trộn tỏi ớt ăn rất ngon).

c/ Lí Bạch (701 - 762), nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê Cam Túc; lúc mới năm tuổi, gia đình về định cư làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên)

  • Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích trên được dùng để làm gì?
  • Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của những đoạn trích trên có thay đổi không?

Câu 2:  Giải thích công dụng có dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau

a) Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.
b) Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
c) Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.
d) Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam-mít” bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền” của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”.
e) Nguyễn Du đã thuật lại cảnh Hồ Tôn Hiến nghe đàn:

Nghe càng đắm, ngắm càng say

Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình.

Cái thứ “mặt sắt” mà “ngây vì tình” ấy quả không lấy gì làm đẹp!

Câu 3: Đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc ý nghĩa của nhân vật trong đoạn văn sau

Tốt-tô-chan rất yêu quý thầy hiệu trưởng. Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành một giáo viên của trường, làm mọi việc giúp đỡ thầy. Em nghĩ: Phải nói ngay điều này để thầy biết. Thế là, trưa ấy, sau buổi học, em chờ sẵn thầy trước phòng họp và xin gặp thầy. Thầy hiệu trưởng vui vẻ mời em vào phòng. Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, dịu dàng, ra vẻ người lớn: Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này.

Câu 4: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, hoán dụ, ẩn dụ trong các trường hợp sau :
a) Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
b) Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiêng sầu
c) Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
d) Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi
e) Gặp đây mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đâò xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào
g) Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào
h) Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây
Hỡi cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng

4.     VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt trong đoạn văn sau:

Lớp chúng tôi tổ chức cuộc bình chọn Người giàu có nhất. Đoạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long, bạn thân nhất của tôi. Cậu ta có có một gia tài khổng lồ về sách các loại; sách bách khoa tri thức học sinh, từ điển tiếng Anh, sách bài tập toán và tiếng Việt, sách dạy chơi cờ vua, sách dạy tập y-ô-ga, sách dạy chơi đàn oóc….

Câu 2: Viết một đoạn văn khoảng 5 câu thuật lại một phần cuộc họp của tổ em, trong đó có dùng dấu ngoặc kép để dẫn lời nói trực tiếp hoặc đánh dấu những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.

Câu 3: Chỉ rõ từng điệp ngữ trong đoạn thơ, đoạn văn dưới đây và cho biết tác dụng của nó.

a.

Mồ hôi mà đổ xuống đồng,

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.

Mồ hôi mà đổ xuống vườn,
Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm.

Mồ hôi mà đổ xuống đầm,
Cá lội phía dưới, rau nằm phía trên.

(Thanh Tịnh)

  1. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.

(Nguyễn Phan Hách)

  1. Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông. Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm; đêm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ; những tối liên hoan xã, nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu.

(Theo Nguyễn Khải)

Câu 4: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Hôm nay trời nắng chang chang

Mèo con đi học chẳng mang thứ gì

Chỉ mang một chiếc bút chì

Và mang một mẩu bánh mì con con

(Mèo con đi học – Phạn Thị Vàng Anh)

  1. Bài thơ trên đã nhân hóa con vật nào?
  2. Con vật đó đã được nhân hóa bằng cách nào?
  3. Việc sử dụng biện pháp nhân hóa như vậy có tác dụng gì?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Bài tập tự luận Ngữ văn 7 Kết nối bài 4 Thực hành tiếng việt - Nghĩa của từ, dấu câu, biện pháp tu từ, Bài tập Ôn tập lịch sử 7 cánh diều Ngữ văn 7 Thực hành tiếng việt - Nghĩa của từ, dấu câu, biện pháp tu từ, câu hỏi ôn tập 4 mức độ lịch sử 7 cánh diều Ngữ văn 7 Kết nối bài 4 Thực hành tiếng việt - Nghĩa của từ, dấu câu, biện pháp tu từ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác