Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Ngữ văn 7 Kết nối bài 4: Thực hành tiếng việt - Nghĩa của từ, dấu câu, biện pháp tu từ

4.     VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt trong đoạn văn sau:

Lớp chúng tôi tổ chức cuộc bình chọn Người giàu có nhất. Đoạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long, bạn thân nhất của tôi. Cậu ta có có một gia tài khổng lồ về sách các loại; sách bách khoa tri thức học sinh, từ điển tiếng Anh, sách bài tập toán và tiếng Việt, sách dạy chơi cờ vua, sách dạy tập y-ô-ga, sách dạy chơi đàn oóc….

Câu 2: Viết một đoạn văn khoảng 5 câu thuật lại một phần cuộc họp của tổ em, trong đó có dùng dấu ngoặc kép để dẫn lời nói trực tiếp hoặc đánh dấu những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.

Câu 3: Chỉ rõ từng điệp ngữ trong đoạn thơ, đoạn văn dưới đây và cho biết tác dụng của nó.

a.

Mồ hôi mà đổ xuống đồng,

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.

Mồ hôi mà đổ xuống vườn,
Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm.

Mồ hôi mà đổ xuống đầm,
Cá lội phía dưới, rau nằm phía trên.

(Thanh Tịnh)

  1. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.

(Nguyễn Phan Hách)

  1. Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông. Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm; đêm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ; những tối liên hoan xã, nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu.

(Theo Nguyễn Khải)

Câu 4: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Hôm nay trời nắng chang chang

Mèo con đi học chẳng mang thứ gì

Chỉ mang một chiếc bút chì

Và mang một mẩu bánh mì con con

(Mèo con đi học – Phạn Thị Vàng Anh)

  1. Bài thơ trên đã nhân hóa con vật nào?
  2. Con vật đó đã được nhân hóa bằng cách nào?
  3. Việc sử dụng biện pháp nhân hóa như vậy có tác dụng gì?


Câu 1: 

Lớp chúng tôi tổ chức cuộc bình chọn “Người giàu có nhất”. Đoạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long, bạn thân nhất của tôi. Cậu ta có có một “gia tài” khổng lồ về sách các loại; sách bách khoa tri thức học sinh, từ điển tiếng Anh, sách bài tập toán và tiếng Việt, sách dạy chơi cờ vua, sách dạy tập y-ô-ga, sách dạy chơi đàn oóc….

Câu 2: 

Mở đầu cuộc họp, bạn Hằng tổ trưởng, với gương mặt “lạnh lùng” đầy vẻ nghiêm trọng làm cho tất cả thành viên trong tổ “thót tim” khi nói: “Mình có một chuyện rất quan trọng cần thông báo. Đề nghị các bạn "bình tĩnh” nghe mình nói". Vài ý nghĩ khẽ lướt qua đầu chúng tôi, đứa nào cũng phỏng đoán một chuyện chẳng lành và im lặng, chăm chú nghe. Hồng nói tiếp : "Tuần này tổ ta xếp hạng nhất, lại là tổ đạt nhiều điểm tốt nhất, hoàn thành tốt các bài tham dự cuộc thi tìm hiểu về Đội do trường tổ chức. Đúng như lời cô chủ nhiệm đã hứa, chúng ta sẽ được cô dẫn đi ăn kem” Thông báo xong, Hằng làm một bộ điệu rất vui, chúng tôi thở phào, không khí như muốn vỡ òa,... Tổ trưởng lúc nào cũng tạo điều bất ngờ như thế. 

Câu 3: 

Điệp ngữ trong đoạn thơ, đoạn văn và tác dụng của nó:

  1. a) Mồ hôi mà đổ…(Nhấn mạnh giá trị to lớn của những giọt mồ hôi – sức lao động của con người.)
  2. b) Thoắt cái…(Gợi cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng; nhấn mạnh sự thay đổi rất nhanh của thời gian.)
  3. c) Ở mảnh đất ấy…(Nhấn mạnh vị trí – nơi diễn ra những kỉ niệm đẹp của thời thơ ấu; gợi cảm xúc yêu thương, gắn bó.)

Câu 4:

  1. Bài thơ đã nhân hóa chú mèo
  2. Chú mèo được nhân hóa bằng cách gán cho chú những hoạt động của con người. Chú ta cũng phải đi học và sửa soạn, mang theo bút chì, bánh mì giống như các bạn nhỏ khác
  3. Tác dụng: giúp hình ảnh chú mèo trở nên sinh động, đáng yêu hơn, giúp cho bài thơ trở nên hấp dẫn và thú vị hơn

Bình luận

Giải bài tập những môn khác