Bài 2: Liêm khiết
Khi nhắc đến đức tính liêm khiết, chúng ta không thể không nhắc đến vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh. Bác chính là tấm gương tiêu biểu mà khiến mọi người phải noi theo. Vậy liêm khiết là gì? và làm gì để có được đức tính liêm khiết? Sau đây, mời các bạn cùng đến với bài học "liêm khiết".
A. Kiến thức trọng tâm
I. Đặt vấn đề
Gợi ý trả lời câu hỏi:
a. Em có suy nghĩ gì về cách xử sự của Ma – ri Quy – ri, Dương Chấn và Bác Hồ trong những câu chuyện trên?
- Ma – ri Quy – ri: Gởi biếu 1 gam Radi trị giá 100.000 Đô la và từ chối khoản trợ cấp của chính phủ => Bà là người không tham lam, vu lợi.
- Dương Chấn: Không nhận của biếu, của đút lót. => Dương Chấn không phải là người dám lợi.
- Bác Hồ: Từ chối nhà cửa đồ sộ, những bộ quân phục đắt tiền…=> Bác Hồ là người sống trong sạch.
=>Họ là những tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo.
b. Theo em những cách xử sự đó có điểm gì chung? Vì sao?
- Những cách xử sự trên có điểm chung đó là:
- Sống thanh cao, không hám danh.
- Làm việc vô tư có trách nhiệm mà không đòi hỏi
- Không vụ lợi
- Sở dĩ có những điểm chung đó là vì: Họ đều là những người có tính liêm khiết. Chính có những con người liêm khiết như vậy đã làm cho xã hội trong sạch và tốt đẹp hơn nhiều.
c. Trong điều kiện hiện nay, theo em, việc học tập những tấm gương đó có còn phù hợp nữa không? Vì sao?
- Việc học rất cần thiết. Bởi vì nó sẽ giúp cho cuộc sống tốt đẹp lên.
II. Nội dung bài học
* Khái niệm: Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch không hám danh không bận tâm toán tính nhỏ nhen ích kỉ.
* Ý nghĩa: Sống liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
Bình luận